Địa lí 6: Tìm hiểu về Mây và Bão nhiệt đới trên Trái Đất

1. Mây

a. Khái niệm: Mây là sản phẩm ngưng kết của hơi nước trong khí quyển, là yếu tố khí  quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến đổi của thời tiết.

b. Phân loại: căn cứ vào điều kiện hình thành và những đặc tính cơ bản của nó mây thường phân chia thành 10 loại chính:

 Theo điều kiện hình thành có 4 nhóm mây: 

  • Mây tầng thấp: có độ cao đến 3000m gồm: mây tằng, mây vũ tằng, mây tích và mây tằng tích.
  • Mây tầng giữa: có độ cao từ 3000m – 7500m gồm: mây trung tích và mây trung tằng.
  • Mây tầng cao: có độ cao từ 7500m – 12000m, gồm: mây ti, mây ti tích và mây ti tằng
  • Mây phát triển theo chiều thẳng đứng là mây tích, có độ cao chân mây ở tầng thấp nhưng trần mây ở tầng cao, có khi tới 7000 – 8000m.

 Theo đặc tính các loại mây:

  • Mây ti có dạng mảnh như tơ sợi;
  • Mây tích có dạng tích tụ lại thành từng đám, cụm;
  • Mây tằng có dạng màn, có thể dày hoặc mỏng, không có ranh giới rõ rệt. Ngoài ra có hai loại mây chứa rất nhiều hơi nước có khả năng gây mưa là mây vũ tích và mây vũ tằng.

c. Nguyên nhân hình thành: Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mây, nguyên nhân chính là do không khí ẩm ướt bốc lên. Trong quá trình vận động đi lên, do khí áp bên ngoài giảm theo độ cao, nhưng thể tích của nó lại tăng lên nên trong quá trình tăng lên đó cần tiêu hao nhiệt lượng. Như vậy không khí vừa tăng vừa giảm nhiệt

2. Bão 

a. Khái niệm: Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, có bản chất là sự nhiễu động của khí quyển, thường xảy ra ở vùng nhiệt đới vào mùa hè. Bão thường xuất hiện từ những nhiễu động xảy ra ở vùng áp thấp trên biển và đại dương có nhiệt độ nước biển trên 26⁰C.

b. Nguyên nhân và sự hình thành bão: Khi ánh sáng Mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi và tạo ra lớp không khí ẩm trên mặt biển. Ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, cao hơn tạo thành một cột khí ẩm. Càng lên cao, cột khí ẩm này càng lạnh đi và sẽ ngưng tụ tạo thành nước, làm nóng không khí xung quanh. Không khí càng nóng, hơi nước càng bay lên cao, khí ẩm càng hút vào nhiều. Ngoài ra, khi khí ẩm hút vào nhiều, nó sẽ chịu tác đông bởi sự tự quay của Trái đất và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy trong này lớn hơn 17m/s, chúng sẽ tạo thành bão.

c. Điều kiện hình thành bão:

  • Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50m  vào khoảng 26,5⁰C.
  • Sự mất ổn định của bầu khí quyển
  • Độ ẩm cao ở tầng đối lưu.
  • Lực quán tính Coriolit đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.
  • Độ đứt gió thấp
  • Bề mặt nước biển bị xóa trộn với lực xoáy đủ mạnh.

d. Các khu vực thường xuất hiện bão nhiệt đới: Tây Thái Bình Dương ( từ chí tuyến Nam đến Nhật Bản), vịnh Bengan, bờ biển Trung Mĩ thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ( Vịnh Caribe và vịnh mehico)

Bão được hình thành trên biển, khi đổ bộ vào đất liền thì nhanh chóng suy yếu và tan do lực ma sát và không được cung cấp lượng ẩm lớn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ