Địa lí 6: Các loại mưa trên Trái Đất

A. LÍ THUYẾT

1. Khái niệm

  • Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành mưa.

2. Các dạng mưa trên Trái Đất

Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa ngâu, mưa axit,.... ; các dạng khác như tuyết, sương,...

a. Mưa phùn

  • Khái niệm: Mưa phùn là một hiện tượng ngưng tụ nước thành những hạt nhỏ hơn giọt mưa - đường kính nói chung nhỏ hơn 0,5mm. Mưa phùn thường được tạo ra bởi những đám mây thấp. Lượng mưa đo được từ mưa phùn vào khoảng 1 mm mỗi ngày hoặc ít hơn. Do kích thước nhỏ của giọt mưa phùn, dưới nhiều hoàn cảnh mưa phùn phần lớn bị bốc hơi trước khi chạm tới mặt đất.
  • Tác động: mưa phùn có tác động rất nhỏ đến con người nhưng mưa phùn đông đá có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Mưa phùn đông đá xảy ra khi mưa phùn rơi xuống đất trên bề mặt có nhiệt độ dưới mức đóng băng. Những giọt mưa ngay lập tức đóng băng khi rơi xuống đất, dẫn đến sự tích tụ của các dải băng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tham gia giao thông.
  • Sự xuất hiện:  thường gặp nhất, đặc biệt là ở vùng lạnh thuộc cận nhiệt đới được chi phối bởi mây cumulus mà hoàn toàn trong lớp biên. Ở Việt Nam, mưa phùn thường xuất hiện vào mùa đông ở vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Các dạng mưa trên Trái Đất

b. Mưa đá

  • Khái niệm: Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào.
  • Nguyên nhân: mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau.
  • Tác động:Hầu hết các trận mưa đá có kích cỡ hạt đá nhỏ nên chỉ gây hư nát hoa màu, không ảnh hưởng nhiều đến nhà dân, chỉ một số ít viên đá lớn và nặng rơi lọt xuống các mái nhà có chất lượng kém. Tuy nhiên, các trận mưa đá vừa xảy ra ở một số nơi như ở Lào Cai, Sơn La ( Việt Nam) có kích cỡ viên đá quá lớn khiến hầu hết nhà dân đều đã bị hỏng mái, chỉ trừ nhà có mái đúc bê tông, với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập,....Bên cạnh đó, mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…
  • Sự xuất hiện: Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

c. Mưa rào

  • Khái niệm: mưa lớn, rơi từ những đám mây vũ tích, bất ngờ xảy ra và đột nhiên tạnh trong thời gian ngắn.
  • Mưa rào xuất hiện ở tất cả các thời gian.

d. Mưa axit

  • Khái niệm: Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
  • Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mưa axit  như sự của núi lửa, đám cháy, do con người đối nhiều than dá, dầu mỏ,....
  • Tác hại: mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử... ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, môi trường đất, không khí, ăn mòn kim loại ảnh hưởng đến các công trình giao thông, máy móc, thiết bị,....

e. Mưa ngâu

  • Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích.

f. Tuyết

  • Khái niệm: bao gồm các tinh thể băng riêng lẻ phát triển trong khi lơ lửng trên bầu  khí quyển, thường ở các đám mây và sau đó rơi xuống, tích tụ trên mặt đất nơi chúng trải qua những thay đổi tiếp theo.
  • Tác hại:Tuyết ảnh hưởng đến các hoạt động của con người như giao thông, nông nghiệp, vận tải,,.. Tuyết cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, bằng cách cung cấp một lớp cách nhiệt trong mùa đông, theo đó thực vật và động vật có thể sống sót trong cái lạnh.
  • Sự xuất hiện: Các khu vực dễ bị tuyết bao gồm các  vùng cực, nửa cực bắc của Bắc bán cầu và các vùng núi trên toàn thế giới với đủ độ ẩm và nhiệt độ lạnh. Ở Nam bán cầu, tuyết bị giới hạn chủ yếu ở các vùng núi, ngoài Nam cực.

g. Sương

  • Khái niệm: Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển  đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm
  • Phân loại: sương khói, sương muối, sương mù, sương móc,...
  • Sự xuất hiện: Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy,  bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy.
  • Tác hại: cung cấp nước cho những vùng khô hạn, có tác động đối với thực vật là vai trò làm môi trường sống cho các mầm bệnh.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ