Địa lí 6: Các loại dòng biển trên Trái Đất

A. LÍ THUYẾT

  •  Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
  • Nguyên nhân sinh ra dòng biển: do gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.
  •  Phân loại: Các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh (tùy theo nhiệt độ của nước trong dòng biển do với nhiệt độ của nước biển xung quanh).

+ Dòng biển nóng: Chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (mưa nhiều). VD: Dòng biển nóng Gơn xtrim, Guy - an, ....

+ Dòng biển lạnh: Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp (mưa ít). VD: Dòng biển lạnh Grơn -len, Benghela, Peru,...

  •   Đặc điểm:

+ Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

+ Dòng biển lạnh thường xuất phát từ vĩ tuyến 30⁰,  40⁰ gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

+ Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

+ Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

+ Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

+ Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Bài tập & Lời giải

Bài 1: Hãy kể tên các dòng biển trên thế giới?

Xem lời giải

Bài 2: Em hãy nêu vai trò của dòng biển đối với đời sống con người?

Xem lời giải

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ