2. Sự thẩm thấu
Câu hỏi 8. Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm?
b) Thẩm thấu là gì?
c) Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu.
Luyện tập 2. Quan sát hình 9.7 và cho biết sự di chuyến của các phân tử nước, sự thay đổi hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt lá khi được ngâm trong từng dung dịch đẳng trương, nhược trương, ưu trương.
Vận dụng 1. Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài?
Vận dụng 2. Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết?
Bài Làm:
Câu hỏi 8.
a) các phân tử nước và chất tan di chuyển bằng cách thẩm thấu qua màng bán thấm.
b) Thẩm thấu là sự di chuyển của dung môi (nước và chất tan) từ vùng có nồng độ cao hơn sang vùng có nồng độ thấp hơn thông qua màng bán thấm để duy trì trạng thái cân bằng.
c) Sự giống và khách nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu:
- Giống nhau:
- Đều là sự vận chuyển thụ động, nhằm cân bằng nồng độ các phần tử trong một môi trường nào đó.
- Xảy ra khi có sự mất cân bằng nồng độ.
- Khác nhau:
Cơ sở so sánh |
Thẩm thấu |
Khuếch tán |
Ý nghĩa |
Sự di chuyển của chất lỏng (dung môi) đặc biệt là nước từ nồng độ vùng cao hơn đến vùng có nồng độ thấp hơn, thông qua màng bán định được gọi là thẩm thấu. |
Sự chuyển động của các phân tử (rắn, lỏng hoặc khí) từ vùng có nồng độ cao hơn sang nồng độ vùng thấp hơn, nhưng không nhất thiết phải qua màng bán thấm được gọi là khuếch tán. |
Màng bán thấm |
Các chuyển động là thông qua màng bán thấm. |
Chuyển động là trực tiếp và không yêu cầu màng bán thấm. |
Trung bình |
Quá trình này đảm nhận trong môi trường lỏng. |
Quá trình này được thực hiện trong bất kỳ phương tiện nào (rắn, lỏng và khí). |
Loại phân tử khuếch tán |
Sự chuyển động về cơ bản là dung môi (nước). |
Sự chuyển động có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. |
Tỷ lệ quá trình |
Thẩm thấu là một quá trình chậm. |
Khuếch tán là quá trình nhanh chóng. |
Năng lượng miễn phí |
Thẩm thấu phụ thuộc vào dung môi này với dung môi khác để giảm năng lượng tự do. |
Đó là sự chuyển động của các phân tử từ vùng năng lượng tự do cao hơn của chúng sang vùng năng lượng tự do thấp hơn. |
Luyện tập 2.
- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các phân tử nước sẽ di chuyển qua màng theo 3 trường hợp: đẳng trương, nhược trương, ưu chương.
- Khi ở môi trường đẳng trương, các phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng, tế bào được duy trì ở trạng thái ổn định.
- Ở môi trường ưu trương, nồng độ chất tan nhỏ hơn bên trong tế bào, nước thẩm thấu ra ngoài tế bào => xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.
- Ở môi trường nhược trương, các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào => áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.
Vận dụng 1.
- Rau củ ngâm muối có thể bảo quản trong thời gian dài vì tác dụng chính của muối là gây co nguyên sinh chất ở tế bào rau quả, khiến cho dịch bào tiết ra. Nồng độ muối cao sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp bảo quản rau củ được lâu hơn.
- Ngâm quả ѵào 1 lượng đường phù hợp có thể bảo quản được rấт lâu vì khi ngâm quả ѵào đường, đường ở ngoài tạo môi trường ưu trương nước từ trong quả ra ngoài Ɩàm đồng thời Ɩàm giảm quá trình phân hủy của vi khuẩn nên bảo quản được quả lâu.
Vận dụng 2.
Khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết vì bón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng => rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào => cây bị héo và chết.