1. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.
Trả lời:
- Một số ngành nghề liên quan đến sinh học:
+ Chăm sóc sức khỏe: Ngành Dược học; Y đa khoa; Điều dưỡng; Hóa dược;..
+ Giảng dạy, nghiên cứu: ngành Công nghệ sinh học, khai thác thủy sản, kỹ thuật sinh học, Lâm học,...
+ Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị; Quản lí bệnh viện; Quản lí thủy sản;...
+ Sản xuất: Ngành chăn nuôi; Chế biến gỗ; Chế biến thực phẩm; Trồng trọt;....
- Các ngành nghề liên quan đến sinh học có triển vọng phát triển rất mạnh mẽ vì kinh tế ngày càng phát triển, đi cùng với đó là sự phát triển của công nghệ sinh học. Các ngành liên quan đến sinh học đều có tính ứng dụng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của xã hội.
2. Cho biết vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.
Trả lời:
Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.
- Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh cho con người; cung cấp lương thực, thực phẩm; phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.
3. Nêu và sắp xếp các kỹ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Các bước nghiên cứu khoa học:
- Bước1. Quan sát và đặt câu hỏi => tìm ra "vấn đề nghiên cứu"
- Bước 2. Hình thành giả thuyết khoa học => Giả thuyết phải cụ thể, liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra.
- Bước 3. Kiểm tra giả thuyết khoa học => Làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.
- Bước 4. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu => Phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu. Kết luận đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy.
4. Nêu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ đó.
Trả lời:
- Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ:
phân tử => bào quan => tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể => quần thể => quần xã - hệ sinh thái => sinh quyển.
- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng:
+ Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.
+ Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.