Giải bài 8 Cấu trúc của tế bào nhân thực

Giải bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực - Sách sinh học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Hoạt động mở đầu: Nêu những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực.

Trả lời:

Các thành phần cấu tạo chính của tế bào thực vật bao gồm: màng sinh chất, chất nền ngoại bào, thành tế bào bao quanh màng sinh chất, nhân, tế bào chất, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, Lysosome, không bào trung tâm, Peroxisome, Ribosome, trung thể, bộ khung tế bào.

I. MÀNG SINH CHẤT

Câu hỏi 1. Điều gì sẽ xảy ra đối với tế bào nếu màng sinh chất bị phá vỡ? Chức năng của màng sinh chất là gì?

Trả lời:

- Nếu màng sinh chất bị phá vỡ, thì các bộ phận bên trong của tế bào sẽ không được bảo vệ, các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào sẽ không được kiểm soát, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của tế bào.

- Chức năng của màng sinh chất:

1. Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào (ngoại bào);

2. Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

3. Đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

Câu hỏi 2. Quan sát hình 8.2, cho biết phân tử nào trong cấu trúc của màng sinh chất thuộc nhóm lipid, nhóm protein.

Trả lời:

- Các phân tử thuộc nhóm lipid: Glycolipid, Phospholipid

- Các phân tử thuộc nhóm protein: Glycoprotein, protein màng.

Luyện tập 1. Tại sao nói màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc?

Trả lời:

Màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc vì các phân tử phospholipid ở màng sinh chất có đuôi kị nước quay vào nhua, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng. Các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh. Chúng chỉ cho một số phân tử nhất định đi qua dễ dàng.

Luyện tập 2. Phân tử nào quyết định tính thấm của màng sinh chất? Những chất nào có thể dễ dàng đi qua màng?

Trả lời:

Các phân tử phospholipid quyết định tính thấm của màng sinh chất.

- Các phân tử có thể dễ dàng đi qua màng: các phân tử kị nước, protein xuyên màng.

Câu hỏi 3. Quan sát hình 8.3 và nêu chức năng chính của protein trên màng sinh chất.

Trả lời:

Chức năng chính của protein trên màng sinh chất là vận chuyển và liên kết.

Vận dụng 1. Thành phần nào của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau?

Trả lời:

Các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau nhờ các phân tử glycoprotein và glycolipid.

Bài tập & Lời giải

II. CẤU TRÚC NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

Câu hỏi 4. Quan sát hình 8.4, cho biết tên một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào.

Câu hỏi 5. Phân tử sinh học nào là thành phần cấu tạo chính của thành tế bào thực vật?

Luyện tập 3. Quan sát hình 8.5 và mô tả cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật.

Luyện tập 4. Cấu tạo và cách sắp xếp của các phân tử cellulose phù hợp như thế nào với chức năng của thành tế bào?

Vận dụng 2. Tại sao rau xanh là nguồn chính cung cấp chất xơ cho cơ thể người?

Xem lời giải

III. NHÂN

Câu hỏi 6. Quan sát hình 8.6 và liệt kê các thành phần cấu tạo của nhân.

Câu hỏi 7. Hãy tìm những thành phần cấu tạo tương ứng với mỗi chức năng sau:

a) Cho các phân tử nhất định đi vào và đi ra khỏi nhân.

b) Bao bọc và bảo vệ nhân.

c) Chứa chất di truyền.

Luyện tập 5. Những đặc điểm nào của màng nhân phù hợp với chức năng bảo vệ và kiếm soát trao đối các chất với tế bào chất?

Luyện tập 6. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào?

Vận dụng 3. Tại sao tế bào hồng cầu người không phân chia được?

Vận dụng 4. Đặc điểm của nhân là cơ sở cho lĩnh vực công nghệ sinh học nào?

Xem lời giải

IV. TẾ BÀO CHẤT

Câu hỏi 8. Nêu các thành phần chủ yếu của tế bào chất.

Câu hỏi 9. Tại sao bào tương là nơi diễn ra các phản ứng hoá học và là môi trường cho sự vận chuyển các chất vào các bào quan?

1. Ti thể

Câu hỏi 10. Quan sát hình 8.7 và nêu hình dạng và các thành phần cấu tạo của ti thể.

Câu hỏi 11. DNA của ti thể có đặc điểm gì khác so với DNA nhân?

Câu hỏi 12. Sự hình thành các mào có ý nghĩa gì đối với hoạt động chức năng của ti thể?

Câu hỏi 13. Tại sao ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó.

Vận dụng 5. Tại sao các tế bào cơ, tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn rất nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm)?

Xem lời giải

2. Lục lạp

Câu hỏi 14. Chức năng của lục lạp là gì?

Câu hỏi 15. Thành phần cấu tạo nào của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp? Vì sao?

Luyện tập 7. Dựa vào hình 8.7, 8.8, nêu những đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa lục lạp và ti thể.

 

Xem lời giải

3. Lưới nội chất

Luyện tập 8. Quan sát hình 8.9, phân biệt cấu tạo lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Luyện tập 9. Tại sao lưới nội chất hạt là nơi sản xuất protein.

Vận dụng 6. Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất hạt hoặc lưới nội chất trơn phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào ở tinh hoàn, tế bào tuyến tuy? Giải thích.

Vận dụng 7. Tại sao nói lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào? Vận dụng 7.

Xem lời giải

4. Bộ máy Golgi

Câu hỏi 16. Mô tả hoạt động phối hợp của lưới nội chất và bộ máy Golgi.

Luyện tập 10. Dựa vào hình 8.10, mô tả con đường tiết enzyme ở tế bào tuyến tụy.

 

Xem lời giải

5. Lysosome

Câu hỏi 17. Tại sao lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan? Sự tiêu hóa các bào quan bị hỏng, không cần thiết có ý nghĩa gì đối với tế bào?

Vận dụng 8. Vì sao tế bào bạch cầu có thể "ăn" được vi khuẩn?

Xem lời giải

6. Không bào

Câu hỏi 18. Nêu vai trò của không bào trung tâm.

Vận dụng 9. Màu đỏ của cánh hoa hay màu tím của một số loại quả là do đâu?

Vận dụng 10. Tại sao màng sinh chất của nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt không bị vỡ khi có lượng lớn nước đi vào trong tế bào?

Xem lời giải

7. Peroxisome

Câu hỏi 19. Quan sát hình 8.14, mô tả cấu tạo Peroxisome.

Câu hỏi 20. Tại sao nói peroxisome là bào quan chuyên oxi hoá?

Câu hỏi 21. Tại sao tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hoá (H2O2)?

Xem lời giải

8. Ribosome

Câu hỏi 22. Vai trò của ribosome là gì?

Câu hỏi 23. Hãy kế một số bào quan có ribosome.

Câu hỏi 24. Ribosome gắn trên màng lưới nội chất có ý nghĩa gì đối với việc thực hiện chức năng của lưới nội chất.

Câu hỏi 25. Mô tả cấu trúc của ribosome.

Xem lời giải

9. Trung thể

Câu hỏi 26. Trung thể tham gia vào quá trình nào của tế bào động vật và có vai trò gì trong quá trình này?

Câu hỏi 27. Quan sát hình 8.16 và mô tả cấu tạo của trung thể.

Câu hỏi 28. Thành phần cấu tạo nào của trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào?

Xem lời giải

10. Bộ khung tế bào

Câu hỏi 29. Quan sát hình 8.17, nêu các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào và chức năng của chúng.

Luyện tập 11. Nêu cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật theo gợi ý bảng như 8.1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập