Phát biểu định luật Fa-ra-day, viết công thức Fa-ra-day và đơn vị dùng trong công thức này.

Câu 6: SGK trang 85:

Phát biểu định luật Fa-ra-day, viết công thức Fa-ra-day và đơn vị dùng trong công thức này.

Bài Làm:

Định luật Fa-ra-day:

Định luật Fa-ra-day thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = k.q với k là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực.

Định luật Fa-ra-day thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F, trong đó F gọi là số Fa-ra-day.

$k = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}$, với F = 96500 (C/mol)

Công thức Fa-ra-day: $m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t$ (kg)

Trong đó: 

  • m là khối lượng chất giải phóng (kg).
  • F: số Fa-ra-day, f = 96500 C/mol.
  • A: Khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg).
  • n: hóa trị của nguyên tố.
  • I: Cường độ dòng điện trong dung dịch điện phân (A).
  • t: thời gian điện phân. (s).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 14 vật lí 11: Dòng điện trong chất điện phân

Câu 1: SGK trang 85:

Nội dung của thuyết điện li là gì? Anion thường là phần nào của phân tử?

Xem lời giải

Câu 2: SGK trang 85:

Dòng điện trong chất điện phân khác dòng điện trong kim loại như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3: SGK trang 85:

Hãy nói rõ hạt tải điện nào mang dòng điện trên các thành phần khác nhau của mạch điện có chứa bình điện phân:

a. Dây dẫn và điện cực kim loại.

b. Ở sát bề mặt hai điện cực.

c. Ở trong lòng chất điện phân.

Xem lời giải

Câu 4: SGK trang 85:

Chất điện phân thường dẫn điện tốt hơn hay kém hơn kim loại? Tại sao?

Xem lời giải

Câu 5: SGK trang 85:

Hai bể điện phân: bể A để luyện nhôm, bể B để mạ niken. Hỏi bể nào có dương cực tan? Bể nào có suất phản điện?

Xem lời giải

Câu 7: SGK trang 85:

Khi điện phân dung dịch H2SO4 với điện cực bẳng grafit, ta thu được khí oxi bay ra ở anot. Có thể dùng công thức Fa-ra-day để tính khối lượng oxi bay ra được không?

Xem lời giải

Câu 8: SGK trang 85:

Phát biểu nào sau đây là chính xác.

Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển rời có hướng của

A. các chất tan trong dung dịch

B. các ion dương trong dung dịch.

C. các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.

D. các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch.

Xem lời giải

Câu 9: SGK trang 85:

Chọn phát biểu đúng

Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là

A. không có thay đổi gì ở bình điện phân.

B. anot bị ăn mòn.

C. đồng bám vào catot.

D. đồng chạy từ anot sang catot.

Xem lời giải

Câu 11: SGK trang 85:

Người ta mướn bóc một lớp đồng dày d = 10 $\mu m$ trên một bản đồng diện tích S = 1 $cm^{2}$ bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,01 A. Tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng. Cho biết đồng có khố lượng riêng là $\rho  = 8900$ $kg/m^{3}$.

Xem lời giải

Câu 10: SGK trang 85:

Tốc độ chuyển động có hướng của ion Na+ và Cl­- trong nước có thể tính theo công thức: v = $\mu $.E, trong đó E là cường độ điện trường, $\mu $ có giá trị lần lượt là 4,5.10-8 m2/(V.s) và 6,8.10-8 m2/(V.s). Tính điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/l, cho rẳng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân li thành ion.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Vật lí 11, hay khác:

Để học tốt Vật lí 11, loạt bài giải bài tập Vật lí 11 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.