Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Từ đồng nghĩa". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa, những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- VD: Đồng nghĩa với coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm nom, ...
2. Các loại từ đồng nghĩa
Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- VD: (hổ, cọp, hùm) ; (mẹ, má, u,...)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
- VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. khi nói cũng như khi viết, cần cân nhác để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm