Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng. Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

III. Thuyết kiến tạo mảng

1. Nội dung thuyết kiến tạo mảng

Câu 4. Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:

Giải bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng

- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.

- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.

Bài Làm:

* Nội dung thuyết kiến tạo mảng:

 - Trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.

- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

- Toàn bộ bề mặt Trái Đất (gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti) được chia thành 7 mảnh lớn, các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.

- Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn 

  - Mảng Thái Bình Dương

  - Mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ

  - Mảng Âu – Á

  - Mảng Phi

  - Mảng Bắc Mĩ

  - Mảng Nam Mĩ

  - Mảng Nam Cực

* Các mảng kiến tạo có thể di chuyển vì: 

  Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp phủ vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti, lớp phủ này lần lượt cũng di chuyển do dòng đối lưu làm cho đá nóng nổi lên, giải phóng một chút nhiệt và sau đó rơi xuống. Hiện tượng lớp phủ chất lỏng này tạo ra những vòng xoáy của đá lỏng dưới lớp vỏ trái đất, được chuyển sang các mảng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng

2. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa

Câu 5. Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:

Giải bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng

- Cho biết các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh hoạ kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.

- Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Lập bảng thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 2. Em hãy nêu ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng.

Xem lời giải

Vận dụng

Em hãy sưu tầm các câu chuyện hoặc hình ảnh về Trái Đất và nguồn gốc hình thành Trái Đất. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập