Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
B. Nội dung chính cụ thể
- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
- Yêu cầu: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
- Cần chú ý: Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi; Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện.
Ví dụ: Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. [...] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta''.
Mở bài:
Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Dù là người con miền Bắc nhưng ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam.
Thân bài:
- Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt
- Những lớp người đi trước là khúc sông trước của dòng sông truyền thống đó là ông bà, ba má và chú Năm của Việt'
- Chú Năm của Việt là một nhân vật còn sống, là người mà Việt cà chị Chiến nương tựa vào
- Đến thế hệ anh hùng trẻ Chiến và Việt, mỗi người có một tính cách riêng,bởi sự khác nhau về tính cách con gái và con trai, một người là chị, một người là em
- Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn lên do đó tính ngây thơ, trẻ con khá rõ.
Kết bài:
Như vậy, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến, Việt: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”... là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.