Cảm nhận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại mà anh (chị) thích nhất

Đề 3: Trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 2

Cảm nhận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại mà anh (chị) thích nhất.

Bài Làm:

 Tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại em thích nhất là tác phẩm Vợ chồng A Phủ

     Tô Hoài là nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hiện đại một khối lượng tác phẩm lớn.Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Hiện thực và nhân đạo là nội dung nổi bật của thiên truyện này. Nội dung ấy lại được thể hiện bằng giọng văn trần thuật, miêu tả và thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật hết sức tinh vi và sâu sắc.

      Về nội dung, tác phẩm Vợ chồng A Phủ lấy ấn tượng bởi cách mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý. “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” . Lẽ ra Mỵ là một người vợ của một nhà giàu có thì phải có cuộc sống sung túc nhưng qua cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Từ những miêu tả đó khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ, bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng. Mị trước đó vốn là một người con gái đẹp ,có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Là một cô gái nhạy cảm giàu khát khao yêu thương, được yêu, nhưng vì hoàn cảnh, Mị buộc phải bán mình cho nhà thống lí về làm vợ của A Sử và từ đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh. Với nhân vật Mị, số phận và tâm lý được ông phác họa như đồ thị hình sin, đi xuống để tạo sức nén cho lần sau vút cao và giải phóng chính mình. Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời bỗng trở thành nô lệ, sống với người chồng không yêu mình, bị bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần khiến tâm hồn người thiếu nữ bị tê liệt, phải sống như cái xác không hồn, như con rùa lầm lũi trong xó cửa… tưởng chừng không bao giờ thoát ra được. Tâm hồn Mị được thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân, nảy sinh hành động cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cuộc đời khỏi ách thống trị, khỏi sự khổ đau và mở ra tương lai cho chính mình

         Viết về A Phủ, Tô Hoài thương cảm cho cuộc đời của cậu bé mồ côi bị bán lấy thóc. A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt ngày mà vẫn phải câm như thóc; phải phục vụ cho kẻ đã tra tấn, lăng nhục mình… Có lẽ viết về nỗi đau, nỗi bất hạnh của hai nhân vật này, ngòi bút Tô Hoài thấm ướt trang giấy, ông đã gieo vào lòng người đọc niềm thương cảm trước số phận con người. Ngòi bút của nhà văn đi sâu khám phá và sâu bên trong thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu nỗi  niềm và trân trọng những khát vọng của họ. Miêu tả quá trình diễn biến nội tâm nhân vật tự nhiên và sống động, mở ra cho họ lối thoát.

        Từ nội dung tác phẩm, ta thấy được tấm lòng yêu thương con người của nhà văn qua việc lên án, phê phán hiện thực xã hội lúc bấy giờ, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi đồng thời cảm thông với nỗi bất hạnh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc; nhà văn trân trọng những khát vọng và mở ra cho họ con đường giải phóng bản thân, giải phóng đồng bào. Tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ không chỉ vạch trần tội ác của bọn phong kiến miền núi mà còn phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp lâu nay đang chiếm đóng Tây Bắc..không chỉ dưng lại với giá trị hiện thực, mà còn ẩn chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc. Từ chính niềm cảm thông sâu sắc đối vối nỗi đau của con người,sự trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Và trong tác phẩm chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với những nỗi khổ của con người mà còn hướng tới, nhằm giải phóng cho con người khỏi mọi xiềng xích áp bức khổ ,xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Cách kết truyện khi Mị  và A phủ tháo chạy,đi tìm miền đất mới .. là một trong số những nét tiêu biểu này.

      Về nghệ thuật, nhà văn Tô Hoài đã viết lên những trang văn sinh động trên vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng về đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc bằng lối kể truyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế với cách dựng cảnh sinh động, ngôn ngữ giàu chất thơ. Thành công trước hết của tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với nhân vật A Phủ, Tô Hoài làm đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống thời bấy giờ. A Phủ là đứa bé mồ côi phải lang bạt kiếm sống nuôi thân và khi lớn lên trở thành nô lệ nhà thống lí vì đánh lại con quan. Với nhân vật Mị, tác giả sử dụng thủ pháp tương phản để nói lên mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận, giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách nhân vật. Tô Hoài có bút pháp miêu tả tâm lý của nhân vật tinh tế sắc sảo, những đoạn văn miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn Mị sự thức tỉnh lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu của Mị là những trang viết đặc sắc chứng tỏ được khả năng hóa thân của nhà văn vào chiều sâu tâm trangh của nhân vật. Không chỉ tài tình ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Tô Hoài còn tài tình khi miêu tả phong tục tập quán Tây  Bắc và bức tranh  phong cảnh thiên nhiên sinh động, giàu chất thơ như phong tục xử kiện, uống máu ăn thề, ném Pao, cướp vợ. Nghệ thuật miêu tả tự nhiên,sinh động hấp dẫn. Cách dẫn dắt khéo léo tự nhiên.  Giọng điệu trần thuật của tác giả hòa vào những giọng độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả mang đậm sắc thái ngôn ngữ miền núi.

       Như vậy, qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ , tác giả đã góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá tri về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sụ cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần của mình.Qua tác phẩm, Tô Hoài đã lên án những thế lực phong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược; và ông đặc biệt  thông cảm sâu sắc với số phận của người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn lớp 12 trang 67 sgk

Đề 1: Trang 68 sgk  ngữ văn 12 tập 2

Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. [...] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta''

Anh (chị) có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người sau là chị em Chiến - Việt

Xem lời giải

Đề 2: Trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 2

Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà ( Nguyến Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Xem lời giải

Đề 3: Bài viết làm văn số 6 trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 2

Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

Xem lời giải

Đề 2: bài viết làm văn số 6 - nghị luận văn học - ngữ văn 12 tập 2 trang 68 sgk

Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Xem lời giải

Đề 1: Bài viết làm văn số 6 -  nghị luận văn học - văn 12 tập 2 trang 68 sgk

Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan điểm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

Anh(chị)có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có 1 dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau : chị em Chiến và Việt.

Xem lời giải

Dàn ý chi tiết bài viết số 6 ngữ văn 12

Đề 1: Trang 68 sgk  ngữ văn 12 tập 2

Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. [...] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta''

Anh (chị) có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người sau là chị em Chiến - Việt

=> Dàn ý chi tiết đề 1

Mở bài:

Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Dù là người con miền Bắc nhưng  ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam - những con người hồn hậu, chân chất trong cuộc sống đời thường nhưng có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho đất nước

Thân bài:

  • Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt
  • Những lớp người đi trước là khúc sông trước của dòng sông truyền thống đó là ông bà, ba má và chú Năm của Việt'
  • Chú Năm của Việt là một nhân vật còn sống, là người mà Việt cà chị Chiến nương tựa vào
  • Đến thế hệ anh hùng trẻ Chiến và Việt, mỗi người có một tính cách riêng,bởi sự khác nhau về tính cách con gái và con trai, một người là chị, một người là em
  • Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn lên do đó tính ngây thơ, trẻ con khá rõ.

 

Kết bài:

Như vậy, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến, Việt: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”... là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Truyện ngắn đã thể hiện được vẻ đẹp đậm Nam Bộ của con người trong gia đình cách mạng hình ảnh dòng sông truyền thống đầy ý nghĩa sâu sắc,Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người  trong thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc đã trở thành dấu ấn trong tác phẩm xuất sắc  của nhà văn Nam Bộ này khiến độc giả khó quên.

Đề 2: Trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 2

Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà ( Nguyến Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

=> Dàn ý chi tiết đề 2

Mở bài:

Hình ảnh dòng sông Việt Nam được hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả thật chi tiết và sinh động trong hai tác phẩm. Điểm chung mà hai tác giả này thể hiện đó là đều miêu tả vẻ đẹp của dòng sông thơ mộng, ở đó con người được sống và làm mát tâm hồn bởi vẻ đẹp say đắm lòng người. Vẻ đẹp của dòng sông quê hương được nhìn từ nhiều góc độ, đó là cách quan sát mà hai nhà văn đã sử dụng để nói về vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

Thân bài:

  • Đối với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng.
  • Nếu như sông Hương được miêu tả với những vẻ đẹp huyền bí, cổ kính và nhẹ nhàng thì dòng sông Đà lại được Nguyễn Tuân miêu tả với hai xu hướng tiêu biểu đó là hai nét tính cách của dòng sông,lúc hoang dại, hung bạo nhưng cũng không kém phần thơ mộng trữ tình
  • Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại im lặng với thiên nhiên, bờ bãi ven sông, dường như con người muốn hoà vào cùng cảnh vật

Kết bài:

Như vậy, Có thể thấy vẻ đẹp của dòng sông Việt Nam đã được khái quát hết trong hai con sông tiêu biểu trên và đã được tác giả khắc họa, so sánh với những vẻ đẹp của sự trù phú, của những vẻ đẹp linh thiêng, dòng sông xanh mát chảy trong tâm hồn của người con đất Việt, những hình ảnh đó đều sinh động, nhẹ nhàng. Nó gợi lại cho người đọc một cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên.

Đề 3: Trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 2

Cảm nhận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại mà anh (chị) thích nhất.

=> Dàn ý chi tiết đề  3 . Chọn truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"

Mở bài:

Tô Hoài là nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hiện đại một khối lượng tác phẩm lớn.Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Hiện thực và nhân đạo là nội dung nổi bật của thiên truyện này. Nội dung ấy lại được thể hiện bằng giọng văn trần thuật, miêu tả và thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật hết sức tinh vi và sâu sắc. Tác phẩm có những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật.

Thân bài:

  • Nêu giá trị nội dung của tác phẩm
  • Từ nội dung tác phẩm, ta thấy được tấm lòng yêu thương con người của nhà văn qua việc lên án, phê phán hiện thực xã hội lúc bấy giờ, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi đồng thời cảm thông với nỗi bất hạnh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc
  • Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Kết bài:

Như vậy, qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ , tác giả đã góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá tri về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sụ cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần của mình.Qua tác phẩm, Tô Hoài đã lên án những thế lực phong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược; và ông đặc biệt  thông cảm sâu sắc với số phận của người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.