Chủ đề 1: MỞ ĐẦU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Tìm hiểu và kể tên được các bước chủ yếu nghiên cứu khóa học của nhà khoa học.
Học tập và làm theo phương pháp làm việc của các nhà khoa học, học sinh có tác phong nghiên cứu khoa học ngay từ lúc ngồi ghế nhà trường.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu và viết tóm tắt được tiểu sử một số nhà khoa học.
Tạo hứng thú đam mê nghien cứu khoa học
Hình thành kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng tư học
3. Thái độ
Học sinh có hứng thú có, có tinh thần say mê học tập
Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
Năng lực: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực CNTT-TT, Năng lực tự học.
Phẩm chất: tự chủ, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
Kế hoạch giảng dạy
Bài giảng điện tử, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS
Ôn lại kiến thức về quy trình NCKH đã học ở lớp 6.
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP trò chơi;
PP dạy học nhóm;
PP giải quyết vấn đề;
PP thuyết trình;
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kĩ thuật
KT giao nhiệm vụ;
KT đặt câu hỏi;
KT khăn trải bàn;
KT động não
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP trò chơi, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
+ Chơi trò chơi: các nhóm thảo luận và ghép hình với tên các nhà khoa học.
+ So sánh với đáp án và tự đánh giá.
+ Nêu đóng góp nổi bật của các nhà khoa học vừa nêu tên.
HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
GV: Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, bổ sung thông tin cần thiết.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Đọc câu chuyện về quả táo chín.
+ Trả lời các câu hỏi bên dưới.
HS:
+ Trình bày câu trả lời
+ Lắng nghe ý kiến từ các bạn và cô giáo để có câu trả lời chính xác 1. Trò chơi “Ai là ai:
1. Ngô Bảo Châu (hình d): chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu
2. Albert Einstein (hình a): thuyết tương đối.
3. Marie Curie (hình c): chất phóng xạ và tính phóng xạ của các nguyên tố.
4. Archimedes: lực đẩy
5. Charles Darwin (hình b): thuyết tiến hóa
6. Isaac Newton (hình e): lực hấp dẫn
2. Câu chuyện về quả táo
1. Những câu hỏi của Newton là câu hỏi nghiên cứu.
2. Newton sẽ làm các thí nghiệm khác nhau để trả lời các câu hỏi đó.
3. Câu chuyện về quả táo rơi đã giúp Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não, KT khăn chải bàn.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
Đọc thông tin SHDH và trả lời các câu hỏi.
+ Nhắc lại quy trình NCKH đã học ở lớp 6.
+ Thảo luận và sắp xếp các bước trong quy trình theo các gợi ý của SHD, ghi ra bảng nhóm.
HS: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi Các nhóm tham quan kết quả của nhau và đánh giá lẫn nhau
GV: Nhận xét, tổng kết kiến thức 1. Quy trình NCKH
Quy trình đúng:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2. Đề xuất giả thuyết
3. Thu thập, phân tích số liệu
4. Tiến hành nghiên cứu
5. Kết luận
GV yêu cầu HS hoạt động tập thể:
+ Nghiên cứu tình huống
+ Trả lời các câu hỏi
HS: Đại diện một số cập đôi nêu ý kiến trước lớp
+ Các cặp đôi khác nhận xét, góp ý bổ sung
GV: Nhận xét và bổ sung 2. Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Câu hỏi của Fleming: Vì sao xung quanh những mảng nấm, vi khuẩn lại bị phá hủy?
+ Giả thuyết: Loại nấm này đã tiết ra chất gì đó ức chế và phá hủy vi khuẩn.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Nghiên cứu thông tin trong SHDH
- Thảo luận về phương pháp nghiên cứu của Fleming
HS: Báo cáo trước lớp kết quả hoạt động, lắng nghe nhận xét và hoàn thiện.
GV: Nhận xét, bổ sung 3. Phương pháp NCKH
Phương pháp nghiên cứu: Làm thí nghiệm.
+ Phlemin đã tiêm chất dịch vào cơ thể chuột và thỏ, chúng vẫn không có biểu hiện bệnh lí. Phlemin đã thử tiêm thêm bằng dịch của những loại nấm khác thì thấy vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và nhóm:
+ Nghiên cứu thông tin trong SHD
+ Thảo luận các câu hỏi và BT bên dưới.
HS:
+ Đọc thông tin
+ Đại diện nhóm báo cáo trước lớp kết quả hoạt động, lắng nghe nhận xét, phản biện và hoàn thiện nội dung.
GV: Nhận xét, tổng hợp kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bảng 1.1. Sau đó hoạt động nhóm trao đổi thông tin.
HS: Hoàn thiện bàng và trình bày. 4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là gì?
- Kết luận của Fleming: loại nấm này đã tạo một chất giết chết một số VK
- Sản phẩm của Fleming: kháng sinh Penicilin – dùng làm thuốc kháng sinh chữa các bệnh về viêm nhiễm.
- Một số sp khoa học khác: Edison với bóng đèn điện; Volta với pin; Lui Paster với vacin bệnh dại; Jagadish Chandra Bose với lò vi sóng…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Thảo luận nội dung các bước NCKH theo sơ đồ hình 1.3
+ Ghi nội dung vào bảng nhóm
+ Báo cáo kết quả theo KT phòng tranh
HS:
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Lắng nghe các ý kiến của các bạn và cô giáo, rút ra kết luận. 1. Thảo luận về nội dung mỗi bức hình dưới đây và cho biết các nhà khoa đã làm gì?
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi:
+ Đọc giai thoại Acsimet và mô tả các bước trong quá trình nghiên cứu của ông vào bảng 1.2.
HS:
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Lắng nghe các ý kiến của các bạn và cô giáo, rút ra kết luận.
GV: Nhận xét và tổng kết 2. Giai thoại Ác-si-mét
1. Xác định vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào để biết chiếc vương miện có đúng là vàng nguyên chất không?
2. Giả thuyết: Nếu chiếc vương miện không làm từ vàng nguyên chất thì lực đẩy sẽ khác với một khối vàng nguyên chất cùng khối lượng khi nhúng vào cùng 1 chất lỏng.
3. Phương pháp: Làm thí nghiệm.
4. Sản phẩm nghiên cứu: Chứng minh được chiếc vương miện không làm từ vàng nguyên chất và tìm ra nguyên lí Acsimet.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT 123
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
- Dựa vào gợi ý trong SHD, mỗi nhóm xây dựng quy trình nghiên cứu cho một ý tưởng tự chọn.
- Nội dung được chuẩn bị từ trước và đem trình bày, thảo luận trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm của các nhóm theo kĩ thuật 123.
HS: Đại diện các nhóm trình bày ý tưởng. Các nhóm khác nhận xét. D. Hoạt động vận dụng
Hình thành một ý tưởng nghiên cứu khoa học
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp - Kĩ thuật: Thuyết trình; giao nhiệm vụ.
2. Năng lực: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực CNTT-TT.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm.
GV: Hướng dẫn HS
+ Nghiên cứu nội dung yêu cầu trong SHD.
+ Viết báo cáo nộp vào tiết sau
HS: Nghe và ghi nhớ hướng dẫn của giáo viên. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng