Chủ đề 3: DUNG DỊCH
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 5: DUNG DỊCH
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, độ tan (theo khối lượng hoặc thể tích), nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol (CM).
Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.
Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong mộ số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
2. Kĩ năng
Đề xuất cách thực hiện để quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
Xác định được chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.
Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một số chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
Xác định được độ tan của một số chất rắn ở nhiệt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm.
Xác định được nồng độ phần trăm, nồng độ mol hoặc đại lượng có liên quan của một số dung dịch.
Xác định được chất rắn cần lấy để pha chế dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.
Xác định được cách tiến hành pha chế dung dịch có nồng độ cho trước.
3. Thái độ
Học sinh có hứng thú có, có tinh thần say mê học tập.
Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
KHGD
Máy chiếu, PHT
a. Dụng cụ:
Giá thí nghiệm cải tiến
Ống nghiệm dày
Đèn cồn
Chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh
Lọ thủy tinh có nút nhám
b. Hóa chất:
Muối ăn, tinh thể đồng sunfat, đường, sữa bột, mẩu đá vôi, bột canxi clorua, kali clorat.
c. Bảng phụ: 3 cái
2. HS
Đọc trước bài mới để nghiên cứu nội dung bài học
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP dạy học nhóm,
PP giải quyết vấn đề;
PP thuyết trình,
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
KT đặt câu hỏi,
Kỹ thuật động não,
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Yêu cầu học sinh dự đoán các hiện tượng xảy ra khi:
+ Cho một thìa cà phê muối ăn vào cốc đựng 100 ml nước
+ Cho tiếp 3 thìa cà phê muối ăn vào cốc đó.
+ Nếu cứ tiếp tục cho thêm muối ăn vào và khuấy nhẹ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
+ Làm thế nào để quá trình hòa tan muối ăn xảy ra nhanh hơn?
HS: Trao đổi thông tin và dự đoán cá nhân
GV: Nhận xét các dự đoán A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não, KT khăn chải bàn.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin SHDH sau đó tiến hành hoạt động nhóm, bước đầu xác định: dung dịch, dung môi, chất tan.
Muối ăn + nước → dd muối ăn
Rượu + nước → dd rượu (etylic)
HS: Nghiên cứu tông tin SHDH để xác định.
GV: Yêu cầu nhóm HS thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Cho một thì cà phê muối ăn vào cốc nước
+ Cho một thì cà phê dầu ăn vào cốc nước.
+ Cho một thì cà phê vào cốc đựng cồn 960
+ Cho một thì cà phê tinh thể đồng sunfat vào cốc nước.
+ Cho một thì cà phê sữa bột vào cốc nước.
Sau đó trả lời câu hỏi:
+ Xác định chất tan, dung môi và dung dịch tạo thành.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, theo dõi, quan sát, ghi chép kết quả.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét các nhóm, cho điểm thực hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ trong SHDH
HS: Hoạt động cá nhân làm bài tập điền từ:
GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức I. DUNG DỊCH
1. Dung môi, chất tan, dung dịch
+ Chất tan (đường, muối ăn)
+ Nước (dung môi)
+ Chất tan: muối ăn, dầu ăn (cồn, xăng), đồng sunfat, sữa bột
+ Dung môi: nước, cồn, xăng
1. Dung dịch
2. Chất tan
3. Dung dịch
4. Dung môi 5. Dung dịch
6. Chất tan
7. Dung dịch
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SHDH
+ Tiến hành làm thì nghiệm cùng HS, hướng dẫn cách làm, cách lưu ý khi làm thí nghiệm hòa tan và đun nóng dung dịch
1. Hòa tan muối ăn (hạt) vào cốc đựng nước, khuấy đều
2. Hòa tan muối tinh (bột) vào cốc đựng nước, khuấy đều
3. Đun nóng hai thí nghiệm trên
Kích thước chất tan (nhỏ), khuấy, đun nóng dung dịch làm quá trình hòa tan diễn ra nhanh hơn.
HS: Đọc thông tin trong SHDH
+ Tiến hành thí nghiệm theo nhóm,
+ Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu đọc thông tin SHDH để biết:
+ Dung dịch bão hòa
+ Dung dịch chưa bão hòa
HS: Lắng nghe và ghi nhớ thông tin
GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm (ở nhiệt độ phòng):
1. Chuyển dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành dung dịch muối ăn bão hòa
2. Chuyển dung dịch muối ăn bão hòa thành dung dịch muối ăn chưa bão hòa.
HS: Tiến hành thí nghiệm, sau đó mô tả lại
GV: Nhận xét các nhóm, phân tích hướng dẫn HS cách thực hiện. I. DUNG DỊCH
2. Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa
1. Tan chậm
2. Tan nhanh
3. Đun nóng, quá trình hòa tan diễn ra nhanh hơn.
Mô tả thí nghiệm:
1. Dung dịch chưa bão hòa → dung dịch bão hòa (thêm muối ăn).
2. Dung dịch bão hòa → dung dịch chưa bão hòa (thêm nước).
Cách thực hiện:
1. Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.
2. Thêm NaCl vào dung dịch NaCl chưa bão hòa, khuấy kĩ tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SHDH, thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Lấy vài mẩu CaCO3 cho vào cốc nước, lắc mạnh. Lọc lấy phần nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. Làm bay hơi từ từ cho đến hết.
2. Làm thí nghiệm tương tự nhưng thay CaCO3 bằng NaCl.
3. Dùng thìa cà phê xúc tinh thêt CuSO4 vào 50 ml nướ, khuấy đều. Đếm số thìa tinh thể CuSO4 hòa tan trong nước để tạo dung dịch bão hòa; Đun nóng dung dịch CuSO4 bão hòa, cho thêm tinh thể CuSO4 vào ống nghiệm.
4. Làm thí nghiệm tương tự với CaCl2 và KclO3
GV: Quan sát hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và rút ra nhận xét về:
+ Khả năng hòa tan của các chất ở nhiệt độ phòng
+ Khả năng hòa tan cuả cùng một chất ở nhiệt độ phòng và khi đun nóng
HS: Chia nhóm và làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Cung cấp bảng độ tan của một số muối. Yêu cầu HS rút ra nhận xét về tính tan của một số muối
HS: Nghiên cứu bảng độ tan và rút ra nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. Yêu cầu HS ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi trong SHDH:
+ Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (200C), cứ 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn hoặc 20 gam đường
HS: Hoạt động cá nhân làm bài
GV: yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét. Hoàn thành kết quả chính xác. II. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
1. Thí nghiệm
1. Canxicacbonat không tan trong nước ở nhiệt độ thường và kể cả khi đun nóng
2. Natri clorua tan 36g ở t0 = 200C, nhiệt độ tăng, độ tan gần như không tăng.
3,. Đồng sunfat tan 32 g ở t0 = 200C, tăng nhiệt độ, độ tan tăng mạnh
4. Canxi clorua 74,5 g ở t0 = 200C, độ tan tăng khi tăng nhiệt độ
5. Kali Clorat 7,3 g ở t0 = 200C, độ tan tăng mạnh khi tăng nhiệt độ
Độ tan của các chất rất khác nhau ở nhiệt độ phòng và khi đun nóng
Kết luận:
+ Độ tan của một chất trong nước(S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ nhất định.
+ Các chất khác nhau có độ tan trong nước khác nhau.
+ Độ tan của đa số chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng. Độ tăng của chất khí sẽ tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu hỏi:
1. Ghép nội dung ở cột A với cột B:
- (1) ghép với (b)
- (2) ghép với (a)
- (3) ghép với (a)
- (4) ghép với (b)
2. Độ tan của muối ăn là 36g/100g nước
Độ tan của đường là 200g/100g nước
BẢNG ĐỘ TAN CỦA MỘT SỐ MUỐI Ở CÁC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU
(Độ tan được tính số gam chất tan/100 g H2O)
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
CaCO3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
NaCl 35,8 35,9 36,1 36,4 37,1 38 38,5 39,2
CuSO4 27,5 32 37,8 44,6 61,8 83,8 114
CaCl2 64,7 74,5 100 128 137 147 154 159
KclO3 5,2 7,3 10,1 13,9 23,8 37,5 46 56,3
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
GV: Nêu vấn đề cho HS thấy được vai trò của việc hiểu biết nồng độ C% của dung dịch:
+ Dung dịch nước muối sinh lí 0,9% nghĩa là: Trong 100 gam dung dịch có 0,9 gam muối ăn
+ Trong giấm ăn, nồng độ của dung dịch axit axetic 5% nghĩa là trong 100 gam dung dịch axit axetic có 5 gam axit axetic
HS: Lắng nghe và ghi nhớ thông tin
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành Bảng trong SHDH và đề xuất cách tính C%.
HS: Hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin
+ Hoàn thành bảng và đề xuất cách tính nồng độ C%
+ Xác định được các đại lượng: mct, mdd, mdm, C%
+ Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận. III. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nồng độ dung dịch
a. Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%).
Kết luận:
Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch đó.
Khối lượng dung dịch = KL chất tan + KL dung môi.
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:
C% = (mct/mdd).100%
Trong đó:
+ mct là khối lượng chất tan (gam)
+ mdd là khối lượng dung dịch (gam)
Bảng
Dung dịch KL chất tan KL dd KL dung môi Nồng độ phần trăm Cách tính nồng độ C%
Nước muối sinh lí 0,9% 0,9 g 100 g 99,1 g 0,9% C% = (0,9.100) : 100 = 0,9%
Giấm ăn (dung dịch axit axetic 5%) 5 g 100 g 95 g 5% C% = (5.100) : 100 = 5%
Fomon (dung dịch foman đehit 37%) 37 g 100 g 63 g 37% C% = (37.100) : 100 = 37%
GV: Yêu cầu HS vận dung công thức tính C% vào giải quyết bài tập sau:
Hòa tan hết 5 gam muối NaCl vào 50 gam H2O, thu được dung dịch NaCl. Tính C% của dung dịch NaCl nói trên.
GV: Hướng dẫn HS xác định: khối lượng chất tan, khối lượng dung môi, khối lượng dung dịch. Sau đó áp dụng công thức tính C%.
HS: Đọc kĩ bài tập, xác định các thành phần của dung dịch, áp dụng công thức tính C%.
+ Hoạt động cặp đôi chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá. Câu hỏi:
Khối lượng dung dịch:
mdd = mct + mdm = 5 + 50 = 55 (g)
Nồng độ phần trăm:
C% (NaCl)= (5.100) : 55 = 9,1%
GV: Thông báo, cung cấp thông tin: Cho dung dịch đường nồng độ 0,5 mol/l, được hiểu là cứ 1 lít dung dịch có 0,5 mol đường.
Yêu cầu HS đọc thông tin SHDH và ghi nội dung kết luận vào vở.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập sau:
Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:
1. 1 mol đường trong 2 lít dung dịch đường.
2. 0,6 mol CuSO4 trong 1500 ml dung dịch CuSO4.
3. 11,7 gam muối ăn trong 500 ml dung dịch muối ăn.
HS: Hoạt động độc lập, vận dung công thức để tính toán CM của mỗi dung dịch.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung. b. Nồng độ mol của dung dịch
Kết luận:
+ Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
+ Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:
CM = n/V (mol/l)
Trong đó:
+ n là số mol chất tan
+ V là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lít(l)
Câu hỏi:
1. CM(Đường) = 1 : 2 = 0,5 M
2. CM(CuSO4) = 0,6 : 1,5 = 0,4 M
3. nNaCl = 11,7 : 58,5 = 0,2 (mol)
CM(NaCl) = 0,2 : 0,5 = 0,4 M
GV nêu vấn đề: Trong thực tế khi chế biến thực phẩm (nấu ăn, pha chế đồ uống...), người ta cần xác định độ đậm (mặn hay nhạt), độ ngọt của sản phẩm tạo thành để từ đó xác định lượng đường hay lượng muối cần thêm vào cho phù hợp. Đó chính là cách pha chế dung dịch và điều chỉnh dung dịch có nồng độ thích hợp.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm:
Từ muối ăn tinh khiết, nước cất và các dụng cụ cần thiết hãy pha chế và giải thích cách pha chế để thu được:
+ 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 10%
+ 100ml dung dịch muối ăn nồng độ 2 M
GV: Yêu cầu HS tính toán để xác định mct, mnước cần cho sự pha chế.
+ Cùng HS tiến hành pha chế
HS: Tính toán sau đó làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ
HS: Hoạt cá nhân xác định các số liệu để điền vào chỗ trống.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc.
+ Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung 2. Cách pha chế dung dịch
a. Thí nghiệm
* Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước
Tính toán xác định được:
mNaCl =10 gam
mnước = 100 – 10 = 90 gam
Cách pha chế: Cân 10 gam NaCl cho vào trong cốc, sau đó cân lấy 90 gam H2O (đong lấy 90ml) đổ vào cốc rồi khuấy đều
* Pha chế dung dịch khi biết nồng độ mol
Tính toán xác định được:
nNaCl = 0,1.2 = 0,2 mol
mNaCl = 0,2.58,5 = 11,7 gam
Cách pha chế : Chuẩn bị cốc thủy tinh có dung tích 150 ml. Cân lấy 11,7 gam cho vào trong cốc, sau đó đổ nước từ từ vào cốc rồi khuấy đều khi thể tích dung dịch đạt 100 ml thì dừng.
b. Xác định số liệu để điền vào chỗ trống
+ Tính toán được
mct = mdd. = 100. = 20 (g)
mdm = 100 – 20 = 80 (g)
+ Cách pha chế 100g dung dịch muối ăn nồng độ 20%: Cân 20 gam muối ăn cho vào cốc thủy tinh dung tích 100ml. Cân 80g hoặc đong lấy 80ml nước cất. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến khi muối tan hết. Được 100 gam dung dịch muối ăn, nồng độ 20%.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm để làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Vận dụng các công thức tính số mol, khối lượng, công thức tính C%, công thức tính CM để giải quyết các bài toán
HS: Nghiên cứu kĩ và làm bài
+ Đại diện nhóm làm trình bài bài làm của nhóm, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Vậy trong 75 gam nước có số gam chất tan tối đa là: 75 × 36 : 100 = 27 gam.
Theo đề bài, ta chỉ hòa tan 25,6 gam NaCl trong 75 gam nước, do đó dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hòa.
Bài 2: a) Độ tan của muối ăn ở 200C là:
S = 7,18 × 100 : 20 = 35,9 gam
b) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hòa là:
C = 36 : (100 + 36) × 100% = 26,5%
Bài 3: Số mol sôđa là:
n = 5,72 : 286 = 0,02 mol
Số mol Na2CO3 tinh khiết là: n = 0,02 mol.
Nước có khối lượng riêng là 1 nên khối lượng nước là: 44,28 gam.
Nồng độ phần trăm của dung dịch là:
C = = 4,6%
Bài 4: Khối lượng muối tinh khiết có trong dung dịch 12% là:
m = 700 × 12 : 100 = 84 gam.
Khối lượng muối tinh khiết có trong dung dịch bão hòa là: 84 - 5 = 79 gam.
Khối lượng dung dịch bão hòa là:
700 - 300 - 5 = 395 gam.
Nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa là: C = 79 : 395 × 100%=20%
Bài 5: a, Khối lượng NaOH có trong 120g dung dịch 20% là:
mct = mdd. = 120. = 24 (g)
Gọi x là khối lượng NaOH cần cho thêm vào. Ta có:
+ Khối lượng chất tan là: 24 + x (g)
+ Khối lượng dd là: 120 + x (g)
+ C% = => 25 = => x = 8 (g)
b, Khối lượng CuSO4 trong12,5g CuSO4.5H2O là:
12,5.160 : 250 = 8 (g)
Số mol của CuSO4 là:
8 : 160 = 0,05 (mol)
Khối lượng của nước trong12,5g CuSO4.5H2O là: 12,5 – 8 = 4,5 (g)
Khối lượng dung dịch thu được là: 12,5 + 87,5 = 100 (g)
=> C% = 8 : 100.100 = 8 %
Thể tích nước thu được là:
4,5 + 87,5 = 92 (ml) = 0,092 (l)
=> CM = 0,05 : 0,092 = 0,54 (M)
Bài 6: a) C b) D c) D
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu về nhà HS làm các công việc như trong SHDH. Sau đó sẽ báo cáo sản phẩm bằng bài viết để nộp cho giáo viên
HS: Thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo SHDH, rồi báo cáo kết quả cho GV
GV: Chấm bài và nhận xét ưu nhược điểm của từng em D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp - Kĩ thuật: Thuyết trình; giao nhiệm vụ.
2. Năng lực: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực CNTT-TT.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trên bao bì thuốc Oresol và điền vào bảng
+ Tập làm khoa học
HS: Đọc thông tin và hoàn thành bảng
+ Làm thí nghiệm tại nhà theo 2 cách E. Hoạt động tìm tòi mở rộng