Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 13: Clo

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 13: Clo. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 13: CLO
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Nêu được một số tính chất vật lí, một số ứng dụng quan trọng của clo và phương pháp điều chế và thu khí clo.
 Viết được PTHH điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của clo và viết các PTHH minh họa.
 Tính được thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở đktc.
2. Kĩ năng
 Quan sát thí nghiệm và rút ra được nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm.
 Nhận biết được khí clo.
3. Thái độ
 Học sinh có hứng thú có, có tinh thần say mê học tập
 Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
 Kế hoạch giảng dạy
 Máy chiếu, phiếu học tập
2. HS
 Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
 PP trò chơi;
 PP dạy học nhóm;
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình;
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kĩ thuật
 KT giao nhiệm vụ;
 KT đặt câu hỏi;
 KT khăn trải bàn;
 KT động não
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HĐ của GV – HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm quan sát hình 13.1, thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, vào bài. A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn trải bàn; KT phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 thảo luận cặp đôi:
+ Tính khối lượng phân tử của clo
+ Trả lời câu hỏi trang 87
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CLO
(1) Khí
(2) vàng lục
(3) nặng
(4) tan nhiều
(5) độc
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?
Tác dụng với kim loại:
PTHH: Cl2 + Cu CuCl2
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí:
PTHH: Cl2 + H2 2HCl
Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
+ Quan sát hình 13.4, 13.5 nêu hiện tượng xảy ra
+ Trả lời các câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác không?
Tác dụng với nước:
PTHH:
Cl2 + H2O HCl + HClO
Tác dụng với dd NaOH:
NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O
GV: Yêu cầu HS quan sát hính 13.6 và trả lời các câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. III. ỨNG DỤNG CỦA CLO
Khử trùng nước sinh hoạt vì khi clo tan vào trong nước tạo thành axit hipocloro có tính tẩy màu và diệt khuẩn.
Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su, ... vì clo có thế tác dụng với một số chất hữu cơ.
Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi ...
Tẩy trắng vải sợi, bột giấy, ...
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin quan sát hính 13.7 và trả lời các câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. V. ĐIỀU CHẾ CLO
Trong phòng thí nghiệm:
Đun nóng nhẹ dd HCl đậm đặc với các chất có tính oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, ....
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Trong công nghiệp:
Điện phân dd NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực,; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SHDH trang 91.
HS: Hoạt động cá nhân làm các bài tập
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của HS. C. Hoạt động luyện tập
Bài 1:
PTHH chứng minh clo là một phi kim mạnh hơn lưu huỳnh:
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
S + Fe FeS
Bài 2: a) Bình thứ (2) có tác dụng làm khô khí clo (H2SO4 đặc hút hơi nước thoát ra.
Nếu đảo thứ tự hai bình thì vẫn thu được khí clo khô và tinh khiết.
b) Do khí clo độc, nên cần hạn chế khí clo thoát ra ngoài không khí, vì vậy người ta đặt mẩu bông tẩm dung dịch NaOH ở trên để hút khí clo.
Bài 3: PTHH
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 (2)
nFe = 0,1 (mol)
Theo PTHH (2): nCl2 = nFe
Theo PTHH (1): nMnO2 = nCl2 = nFe = 0,15 (mol)
mMnO2 = 0,15.87 = 13,05 (g)
Bài 4: Nhỏ 1 giọt dd trong mỗi lọ vào mẩu quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ => dd HCl
+ Quỳ tím bị mất màu => nước clo
+ Không có hiện tượng => nước và dd NaCl.
- Làm bay hơi hai dung dịch còn lại:
+ Nếu bay hới hết là H2O
+ Nếu tạo ra kết tủa trắng là dd NaCl.
Bài 5: Khi đóng khóa K, miếng giấy không thay đổi màu do khí clo đi qua dung dịch H2SO4 đặc bị hút ẩm.
Khi mở khóa K, một phần khí clo thu được trực tiếp từ phản ứng giữa MnO2 và HCl đi thẳng đến mẩu giấy màu. Trong khí clo này có lẫn hơi nước nên có sự tao thành axit hipocloro, có tính tẩy màu, do đó, mẩu giấu màu bị mất màu.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập, câu hỏi trong SHDH
HS: Nghiên cứu tài liệu hoàn thành bài tập. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực;, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập, câu hỏi trong SHDH
HS: Nghiên cứu tài liệu hoàn thành bài tập. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.