Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 6: Oxit

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 6: Oxit. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

CHỦ ĐỀ 4: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: OXIT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể
1. Kiến thức
 Nêu được: Định nghĩa oxit, oxit axit, oxit bazơ, cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị , oxit của phi kim có nhiều hóa trị.
 Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị và % các nguyên tố
 Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ dựa vào CTHH
 Biết được tính chất hóa học của oxit
o Oxit bazơ tác dụng với nước, dung dịch axit, oxit axit.
o Oxit axit tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
 Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit trung tính, oxit lưỡng tính
 Biết được tính chất hoá học của CaO, SO¬¬2 và viết đúng PTHH minh hoạ:
o Ứng dụng của CaO , SO2 , tác hại của SO2 đối với môi trường.
o PP điều chế CaO , SO2 trong PTN , trong CN và những phản ứng hoá học làm cơ sở
2. Kỹ năng
 Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit.
 Viết phương trình hóa học minh họa cho các tính chất hoa học của oxit.
 Phân biết các oxit cụ thể.
 Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp chất.
3. Thái độ
 HS hứng thú học môn hoá học;
 Rèn tính cẩn thận, tiết kiệm khi làm thí nghiệm.
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu, năng lực xử lý thông tin, năng lực thực hành, vận dụng kiến thức.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị
1. GV
 Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2 (từ CaCO3 và HCl)
 Dụng cụ điều chế P2O5, đèn cồn,bình cầu ,Ống dẫn.
 Hoá chất: CaO; CaCO3; H2O; Pđỏ; d2 HCl; d2 Ca(OH)2; d2 H2SO4, Na2CO3; Quỳ tím ;
 Tranh ảnh có liên quan. Nghiên cứu các thông tin có liên quan đến bài học.
2. HS
 Nghiên cứu trước nội dung bài học.
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
 PP trò chơi;
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SHDH.
HS: Hoạt động cá nhân. Sau đó, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung A. Hoạt động khởi động
VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân dọc thông tin SHDH, sau đó hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi.
+ Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó?
+ Điền từ
+ Viết công thức chung của oxit
+ Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành mấy loại chính?
HS: Đọc nội dung trong tài liệu:
+ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
GV: nhận xét, chuẩn kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. ĐỊNH NGHĨA, CÁCH GỌI TÊN
1. Định nghĩa
+ Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.
+ CTHH chung của oxit : MnxOIIy
+ Có thể phân chia thành hai loại oxit chính:
a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- VD: CO2, SO2, P2O5, ....
b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- VD: Na2O, MgO, Li2O, BaO, ...
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SHDH sau đó trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị và phi kim nhiều hoá trị.
HS: HĐ cá nhân trả lời
GV: Nhận xét và hướng dẫn HS cách gọi tên

GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi tên các oxit cho phần câu hỏi
HS: Hoạt động nhóm đọc tên các oxit
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét 2. Gọi tên
a, Tên oxit kim loại
Tên oxit kim loại:
Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + oxit
VD: FeO: Sắt (II) oxit; Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
b, Tên oxit phi kim
Tên oxit phi kim :
Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim (nếu số nguyên tử phi kim >1 ) + tên phi kim + Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
VD : N2O5: Đinitơ penta oxit
Câu hỏi:
a, K2O: Kali oxit; MgO: Magie oxit; Cu2O: Đồng (I) oxit; CuO: Đồng (II) oxit; Al2O3: Nhôm oxit.
b, NO: Nitơ mono oxit (nitơ oxit); N2O: Đinitơ oxit; N2O: nitơ đioxit; SO3: Lưu huỳnh trioxit ; P2O5: Điphotpho pentaoxit.
GV: Hướng dẫn HS sau đó yêu cầu HS tự làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra KL.
+ Hãy viết PTPƯ xảy ra khi cho Na2O, BaO tác dụng với nước.
+ Hãy rút ra KL chung.
HS: Tiến hành làm TN theo nhóm, ghi hiện tượng quan sát được vào bảng.
+ Đại diện một sô nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.

GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm khi cho CuO tác dụng với dung dịch HCl và nêu rõ:
+ Hiện tượng - giải thích
+ Viết PTPƯ xảy ra
+ Kết luận
HS: Tiến hành làm TN theo nhóm, ghi hiện tượng quan sát được vào bảng
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.

GV: Giới thiệu với HS từ thực nghiệm đã chứng minh được một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit.
HS: Nghe, ghi nhớ và chép bài II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Tính chất hóa học của oxit bazơ
a) Tác dụng với nước.
- Hiện tượng:
+ CaO rắn chuyển thanh chất nhão, có nhiệt tỏa ra.
+ CuO không phản ứng với nước.
- PTHH
CaO + H2O  Ca(OH)2
Na2O + H2O  2NaOH
* KL: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ

b) Tác dụng với axit
- Hiện tượng:
+ Bột CuO màu đen bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xan lam.
- PTHH
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
* KL: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit
VD: CaO + CO2  CaCO3
Na2O + SO2  Na2SO3
* KL: Oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
GV: Hướng dẫn HS sau đó yêu cầu HS tự làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra KL.
HS: Tiến hành làm TN theo nhóm , ghi hiện tượng quan sát được vào bảng

GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức

GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 và nêu rõ:
+ Hiện tượng - giải thích
+ Viết PTPƯ xảy ra
+ Kết luận
HS: Tiến hành làm TN theo nhóm, ghi hiện tượng quan sát được vào bảng
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
GV: Tương tự, oxit axit cũng tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
2. Tính chất hóa học của oxit axit
a) Tác dụng với nước
Hiện tượng: Quỳ tím chuyển dần thành màu đỏ.
PTHH:
CO2 + H2O  H2CO3
* KL: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axít
b) Tác dụng với dd bazơ
Hiện tượng: Dung dịch bị vẩn đục màu trắng.
PTHH
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
(k) (dd) (r) (l)

* KL: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

c) Tác dụng với oxit bazơ.
PTHH:
CaO + SO3  CaSO3
* KL: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
GV: Yêu cầu HS hđ cặp đôi nghiên cứu SHDH trả lời:
+ Oxit có những loại nào ?
+ Dựa vào đâu để phân thành các loại đó.
+ So sánh TCHH giữa các loại oxit ?
HS: Đọc nội dung trong tài liệu:
+ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
1. Oxit axit: Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
VD: SO3, CO2....
2. Oxit bazơ: Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
VD: Na2O, CaO, ....
3. Oxit lưỡng tính: Tác dụng được với cả dd bazơ và dd axit tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO
4. Oxit trung tính: Không tác dụng với axit, bazơ, nước
VD: CO, NO, N2O....
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân nêu các tính chất vật lí của CaO (trạng thái , màu sắc , nhiệt độ nóng chảy)
HS: Đọc thông tin và trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.
GV: Đặt câu hỏi cho HS
+ Hãy dự đoán TCHH của Canxi oxit
HS: Dựa vào phần KTBC để trả lời.
GV: Yêu cầu HS làm TN để chứng minh dự đoán :
+ Tác dụng với nước
+ Tác dụng với axit
+ Tác dụng với oxit axit
=> Nêu cách làm, hiện tượng, giải thích và viết PTHH hoàn thiện bảng trang 48 theo nhóm.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và điền vào bảng
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá kết quả hđ của HS IV. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
1. Canxi oxit (CaO)
a, Tính chất vật lí
Là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở 2585oC
b. Tính chất hóa học
Tác dụng với nước:
CaO + H2O  Ca (OH)2
(r) (l) (r)
Tác dụng với axit
CaO + HCl  CaCl2 + H2O
(r) (dd) (dd) (l)
Tác dụng với oxit axit
CaO + CO2  CaCO3
(r) (k) (r)

* KL: Canxi oxit là oxit bazơ

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin cho cho biết canxi oxit có nhứng ứng dụng gì? Cơ sở khoa học của những ứng dụng đó.
HS: Nghiên cứu thông tin trả lời

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SHDH và trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên liệu để sản xuất vôi là gì ?
+ Liên hệ qtsx trong đời sống.
+ Các phản ứng xảy ra trong qtsx.
+ Sản xuất vôi trong lò thủ công có gây ô nhiễm môi trường không ? Vì sao?
+ Biện pháp khắc phục
HS: Nghiên cứu thông tin
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá kết quả hđ của HS c, Ứng dụng
+ Dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
+ Dùng trong xây dựng, khử chua đất trồng, sát trùng, ...
d, Sản xuất CaO
Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt
Các phản ứng xảy ra
C + O2 CO2
(r) (k) (k)
CaCO3 CaO + CO2
(r) (r) (k)

GV: Giới thiệu về tên gọi thường của SO2 là khí sunfurơ.
Sau đó, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời:
+ SO2 có những TCVL nào ?
+ SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí. Tại sao
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi.
GV: Nhận xét và đánh giá kết quả hđ của HS
GV đặt câu hỏi: Hãy dự đoán TCHH của SO2 sau đó làm thí nghiệm để kiểm chứng:
+ Nêu cách làm, hiện tượng, giải thích và viết PTHH hoàn thiện bảng trang 50 theo nhóm

HS: Dự đoán dựa vào kiến thức đã học, sau đó làm TN theo nhóm để kiểm tra dự đoán.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá kết quả hđ của HS
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời:
+ SO2 có ứng dụng gì ?
HS: Nghiên cứu và trả lời.
GV đặt câu hỏi:
+ Trong PTN SO2 được điều chế như thế nào?
+ Trong công nghiệp SO2 được điều chế ntn ? viết PTHH?
HS: Thảo luận nghiên cứu thông tin
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá kết quả hđ của HS
2. Lưu huỳnh đioxit (SO2)
a. Tính chất vật lí
SO2 là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí.

b. Tính chất hóa học
Tác dụng với nước:
SO2 + H2O  H2SO3
(k) (l) (dd)
Tác dụng với dd bazơ:
SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O
(k) (dd) (r) (l)
Tác dụng với oxit bazơ
SO2 + Na2O  Na2SO3
(k) (r) (r)

* KL : Lưu huỳnh đi oxit là oxit axit

c. Ứng dụng

d. SX Lưu huỳnh đi oxit
Trong phòng thí nghiệm
Cho muối sunfit tác dụng với axit:
Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O
(r) (dd) (dd) (k) (l)
Điều chế trong công nghiệp
+ Đốt lưu huỳnh trong không khí
S + O2 SO2
+ Đốt quặng piritsăt:
4FeS2 + 11O2 8S¬O2 + 2Fe2O3

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy
3. Năng lực: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và làm các bài tập 1 đến 7
HS: + Hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và làm các bài tập
+ Hoạt động cả lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Công thức Al2O3
Bài 2: Oxit axit:
• Cl2O: Điclo monoxit
• P2O5: Điphopho pentaoxit
Oxit bazơ:
• CaO: Canxi oxit
• CuO: Đồng II oxit
Bài 3: Oxit axit: CO, CO2, NO, SO3
Oxit bazơ: CuO, BaO, Ag2O
Bài 4:
a) (1) CaO + CO2 → CaCO3
(2) CaCO3 CaO + CO2
(3) CaO + H2O → Ca(OH)2
(4) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
b) (1) S + O2 SO2
(2) SO2 + Na2O NaSO3
(3) NaSO3 + H2SO4 → NaSO4 + SO2 + H2O
(4) SO2 + H2O → H2SO3
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu HS Liên hệ thực tế hđ cá nhân trả lời câu hỏi trang 51
HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; Năng lực sử dụng CNTT - TT.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu HS Sưu tầm tư liệu, Hoạt động nhóm tìm hiểu về hiện tượng mưa axit trang 51. Viết bài chia sẻ.
HS: Sưu tầm và viết bài
+ Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét góp ý.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.