Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 4: Hiđro - Nước

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 4: Hiđro - Nước. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 4: HIĐRO – NƯỚC
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.
 Trình bày được một số ứng dụng và cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
 Nêu được thành phần định tính, định lượng, tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước.
 Trình bày được vai trò quan trọng của nước đối với đời sống, đối với sự phát triển của xã hội; vấn đề ô nhiễm và biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước sạch.
2. Kĩ năng
 Nhận ra được một phản ứng thuộc loại phản ứng thế
 Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ
 Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách.
 Có ý thức bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước sạch.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
 KHGD
 Máy chiếu, PHT
a. Dụng cụ:
 Giá thí nghiệm cải tiến
 Ống nghiệm dày
 Ống dẫn cao su, ống dẫn thủy tinh, ống vuốt nhọn
 Đèn cồn
 Chậu thủy tinh
 Lọ thủy tinh có nút nhám
 Bông, diêm.
 Bình điện phân nước.
b. Hóa chất: bột CuO, viên Zn, dung dịch HCl, kim loại Na, vôi sống. Bình điện phân nước
c. Bảng phụ: 2 cái
2. HS
 Ôn tập một số thông tin về nguyên tố hidro và nước.
 Nghiên cứu trước nội dung bài học.
 Ôn tập về viết PTHH, tính theo PTHH.
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
 PP trò chơi;
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
 KT 321,
 KT phòng tranh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP trò chơi, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Hướng dẫn HS đóng vai khí Hiđrô và khí Oxi.
+ Làm thế nào để phân biệt được chúng tôi?
GV: Hai chúng tôi kết hợp với nhau tạo thành nước
+ Bạn biết gì về chúng tôi?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. A. Hoạt động khởi động
Quả bóng chứa khí Hiđro nhẹ hơn khí Oxi
Tôi là nước, được tạo thành từ 11,1% H và 88,9% O theo khối lượng vậy công thức hóa học của tôi là HO8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn chải bàn; KT phòng tranh; KT 321
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và dựa vào những điều đã trao đổi với bạn ở hoạt động khởi động điền các thông tin vào bảng thông tin 4.1
GV: Yêu cầu HS hoạt động nóm
GV: chuẩn bị bảng phụ
HS:
+ Hoạt động cá nhân đọc thông tin, ghi nhớ
+ Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và góp ý bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA HIĐRO VÀ NƯỚC

BẢNG 4.1
HIĐRO NƯỚC
Kí hiệu: H
Công thức phân tử: H2
Trạng thái: Khí
Màu sắc: Không màu
Mùi: Không mùi
Vị: Không vị
Nặng hay nhẹ hơn không khí? Vì sao?
Nhẹ hơn không khí vì có M = 2
Tan nhiều hay ít trong nước?
Ít tan trong nước Kí hiệu: H2O
Công thức phân tử: H2O
Trạng thái: Lỏng
Màu sắc: Không màu
Mùi: Không mùi
Vị: Không vị
Nhiệt độ sôi: 1000C
Nhiệt độ hóa rắn: 00C
Nước có thể hòa tan được những chất nào?
Nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thí nghiệm 1 trong SHDH trang 27, thảo luận nhóm và quan sát thí nghiệm.
+ Chuẩn bị bảng phụ 4.2
+ Yêu cầu HS trao đổi để hoàn thành bảng 4.2
HS: Nghiên cứu thông tin trong SHDH, quan sát thí nghiệm, trao đổi
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và hoàn thành thông tin vào bảng 4.2
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐRO. ĐIỀU CHẾ HIĐRO TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. PHẢN ỨNG THẾ
1. Tính chất hóa học của hi đro
a, Tác dụng với oxi
Thí nghiệm 1:
+ Hiện tượng: Trên thành cốc có những giọt nước
Khí hiđro cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt
+ PTHH:
2H2 + O2 2H2O
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thí nghiệm 2 trong SHDH trang 27, thảo luận nhóm và quan sát thí nghiệm.
+ Yêu cầu HS trao đổi để hoàn thành bảng 4.2
GV: Lưu ý HS khi tiến hành thí nghiệm
+ Hơ nóng đều ống nghiệm, tránh bị nổ vỡ
+ để ống nghiệm nằm nghiêng, tránh không cho nước chảy ngược vào bột CuO.
HS: Nghiên cứu thông tin trong SHDH, quan sát thí nghiệm, trao đổi
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và hoàn thành thông tin vào bảng 4.2
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức. b, Tác dụng với đồng oxit
Thí nghiệm 2:
+ Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường, không thấy có phản ứng hóa học xảy ra. Khi đốt nóng, bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp kim loại đồng màu đỏ và có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
+ PTHH:
H2 + CuO H2O + Cu

Kết luận:
Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà còn kết hợp với nguyên tố oxi trong một số kim loại. Các phản ứng này tỏa nhiệt.

Bảng 4.2:
STT HIỆN TƯỢNG GIẢI THÍCH

Thí nghiệm 1 Trên thành cốc: ......................
................................................. PTHH: ...........................................

Thí nghiệm 2 - Ở nhiệt độ thường:................
- Khi đốt nóng: ............. CuO từ màu ............ chuyển thành đồng kim loại có màu .............. và có những ............... tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
- Khí hiđro đã chiếm nguyên tố nào trong hợp chất CuO?.......
- Người ta nói hiđro có tính khử PTHH: ..........................................

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm, sau đó tiến hành hoạt động nhóm
+ Cho 2 – 3 hạt kẽm vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dung dịch HCl, thử độ tinh khiết của khí và cô cạn dung dịch.
GV lưu ý:
+ Dùng đúng lượng hóa chất, tránh khi phản ứng trào hóa chất ra ngoài
+ Khi đốt dòng khí hiđro, phải thử độ tinh khiết của hiđro. Tránh nổ khi đốt
HS: Đọc thông tin thí nghiệm, trao đổi thông tin
+ Quan sát thí nghiệm, ghi phiếu học tập, giải thích viết PTHH
+ Đặt câu hỏi cho các HS khác trả lời
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ:
+ Giải thích vì sao có thể thu khí hiđro bằng 2 cách:
+ Cách 1 (Hình 4.4a): Phương pháp đẩy nước, ống nghiệm thu khí phải đầy nước, dành cho khí không tan hoặc ít tan trong nước.
+ Cách 2 (Hình 4.4b): Phương pháp đẩy không khí, ngửa miệng ống nghiệm với khí nặng hơn không khí. Úp miệng ống nghiệm với khí nhẹ hơn không khí
HS: Hoạt động cá nhân giải thích 2 cách thu khí trên.
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả các HS khác nhận xét, góp ý bổ sung. 2. Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm. Phản ứng thế
a, Thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hiđro
Hiện tượng:
+ Kẽm tan trong dung dịch HCl, có khí không màu thoát ra.
+ Đốt khí sinh ra ở đầu ống dẫn, khí cháy sáng tỏa nhiệt.
+ Cô cạn dung dịch sau phản ứng, xuất hiện chất bột trắng.

b. Điều chế và thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm
+ Sử dụng kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl
+ PTHH
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
+ Thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SHDH
+ Trong hai phản ứng này, nguyên tử của đơn chất Zn hoặc Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit
+ Phản ứng thế là gì
GV yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ trong SHD.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin, trả lời các câu hỏi và điền các thông tin còn thiếu.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung. c. Phản ứng thế
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Câu hỏi – trả lời
1. Hiđro
2. Đơn chất và hợp chất
3. Đơn chất
4. Hợp chất
Kết luận:
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
GV: Yêu câu HS quan sát hình 4.5 và trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu những ứng dụng của hiđro.
+ Hiđro có ứng dụng đó là dựa vào tính chất nào?
HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
GV: Kết luận toàn phần
HS: Lắng nghe và ghi nhớ kết luận
3. Ứng dụng của hiđro
- Sản xuất nhiên liệu
- Sản xuất NH3, HCl, phân đạm...
- Nạp vào khinh khí cầu...

Kết luận:
+ Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).
+ Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước
+ Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
GV: Cho HS quan sát thiết bị phân hủy nước (H4.6 SHDH): Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước đã pha thêm một ít dd H2SO4 trên bề mặt các điện (Pt) cực xuất hiện các bọt khí. Các khí này tích tụ trong đầu 2 ống thu A và B.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
+ Trong thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện một chiều, ở 2 cực điện sinh ra những khí nào?
+ Tỉ lệ thể tích giữa khí H2 và O2 là bao nhiêu?
+ Viết PTHH xảy ra.
HS: Quan sát và nghiên cứ thông tin
+ Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
+ Đại diện HS báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức. III. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC
1. Thành phần hóa học của nước
+ Khí sinh ra ở 2 đầu ống thu là: H2 và O2
+ Tỉ lệ VH2 : VO2 = 2 : 1
+ PTHH:
2H2O 2H2 + O2
GV: Thông báo bằng thực nghiệm người ta nhận thấy khi cho 2 phần thể tích khí H2 hóa hợp với 1 phần thể tích khí O2 tạo thành 2 phần thể tích H2O.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH biểu diễn tổng hợp nước, trả lời câu hỏi sau:
+ Tỉ lệ về thành phần khối lượng giữa khí H2 và O2 tham gia trong PTHH là bao nhiêu?
+ Nước tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?
HS: Thảo luận cặp đôi, dại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung.
GV: Kết luận toàn phần
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
2. Sự tổng hợp nước
+ Tỉ lệ khối lượng: mH : mO = 2 : 16
+ Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tố H và O
+ PTHH:
2H2 + O2 2H2O

Kết luận:
Từ sự phân hủy và tổng hợp nước, ta thấy: Nước là hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố là H và O. Chúng đã hóa hợp với nhau:
+ Theo tỉ lệ thể tích là 2 phần khí hiđro và 1 phần khí oxi.
+ Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần khí hiđro và 8 phần khí oxi (hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi)
Suy ra, ứng với 2 nguyên tử H có 1 nguyên tử O. Công thức hóa học của nước là H2O.
GV làm thí nghiệm biểu diễn: Cho một mẩu kim loại Natri (Na) nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước, có úp một chiếc phễu.
Yêu cầu HS hoàn thành bảng phiếu học tập số 1.
Một số lưu ý:
+ Kích thước mẩu Na nhỏ tránh phản ứng nổ
+ Thử khí cẩn thận để có dòng khí hiđro tinh khiết.
HS: Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thich và viết PTHH xảy ra.
GV thông báo: ngoài ra nước cũng có thể tác dụng với mọt số kim loại khác nhau ở nhiệt độ thường như K, Ca..... 3. Tính chất hóa học của nước
a. Thí nghiệm nước tác dụng với kim loại
Hiện tượng:
+ Na nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẩu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 thoát ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
+ PTHH:
2Na + 2 H2O → 2NaOH + H2↑

=> Kim loại + nước → dd bazơ + khí hiđro
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
HIỆN TƯỢNG GIẢI THÍCH, VIẾT PTHH
Mẩu Na chuyển động như thế nào?
Mẩu Na còn nguyên hình dạng ban đầu không?
Khí thoát ra là khí gì?
Cách chứng minh khí đó.
Sau khi kết thúc thí nghiệm cô cạn 1 ml dd trên mặt kính đồng hồ sẽ thấy chất rắn trắng xuất hiện NaOH.
Viết PTHH của phản ứng xảy ra. ...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

GV: Cho HS làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2:
+ Cho vào bát sứ hoặc ống nghiệm cục nhỏ vôi sống (CaO). Cho 1 ml nước vào, nhúng mẩu giấy quì tím vào dd vừa tạo thành
+ Biết oxit bazơ CaO tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng là Ca(OH)2
HS: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và viết PTHH
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
GV thông báo: Tương tự, nước cũng phản ứng với một số oxit bazơ khác như: Na2O, K2O, BaO... tạo thành các hợp chất bazơ tương ứng
GV yêu cầu HS: Đọc thông tin và điền vào chỗ trống trong SHDH
HS: Đọc tài liệu và trình bày câu trả lời. b, Nước tác dụng với oxit bazơ
Hiện tượng:
CaO rắn chuyển thành chất nhão, có nhiệt tỏa ra, quỳ tím chuyển thành m àu xanh.
+ PTHH:
CaO + H2O → Ca(OH)2

Tương tự
Na2O + H2O → 2NaOH
1. Na, Ba
2. Bazơ
3. Xanh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
HIỆN TƯỢNG GIẢI THÍCH, VIẾT PTHH
Sờ tay vào thành bát sứ thấy có hiện tượng gì?
Qùy tím chuyển thành màu gì? .............................................................................

..............................................................................

GV yêu cầu HS: Đọc thông tin SHDH, viết PTHH sau đó rút ra nhận xét.
HS: Đọc thông tin SHDH sau đó báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét bổ sung và chuẩn hóa kiến thức c. Tác dụng với một số oxit axit
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO2 + H2O → H2SO3
- Hợp chất tao ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit
- Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ
GV: Yêu cầu các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm đã được làm trước ở nhà thời gian 24 giờ
GV: Yêu cầu HS thảo luận giũa các nhóm theo ND câu hỏi sau:
+ So sánh lượng nước ở các cây thoát ra.
+ Nêu ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá cây.
+ Tìm hiểu xem yếu tố nào ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước của lá.
HS:
+ Trưng bày sản phẩm nghiên cứu, thực hiện ở nhà.
+ Các nhóm HS so sánh nhận xét, trao đổi sản phẩm
+ Trao đổi thảo luận trả lờ 3 câu hỏi
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ trong SHDH
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập IV. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI SỰ SỐNG VÀ CON NGƯỜI. CHỐNG Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
1. Sự thoát hơi nước của cây trồng
+ Lượng nước thoát ra giữa các cây là khác nhau, khác nhau giữa các loài cây
+ Giúp quá trình TĐC của cây diễn ra bình thường
+ Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào S bề mặt lá, đặc điểm của từng loại cây

Từ cần điền:
1. Chu trình nước
2. Làm mát
3. Nước và muối khoáng
4. Diện tích bề mặt lá
5. Từng loại cây
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SHDH và trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của nước với sự sống con người
+ Chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước?
HS: Đọc thông tin, phân tích thông tin rồi trả lời câu hỏi
GV: Yêu câu HS đọc kết luận trong SHDH
HS: Đọc và ghi nhớ kết luận 2. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước
- Nước tham gia các hoạt động sống của cơ thể người và động vật
- Nước cần thiết cho các hoạt động của con người: SX nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để làm bài tập số 1, 2 SHDH (Tr 35)
HS: Hoạt động, làm bài tập
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS

GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập số 3
HS: Làm bài tập
GV: Nhận xét, kiểm tra đánh giá C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: PTHH
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
PbO + H2 Pb + H2O
Bài 2: PTHH
CuO + H2 Cu + H2O
1 mol 1 mol 1 mol
nCuO = 48 : 80 = 0,6 mol
a, nCu = nCuO = 0,6 mol
=> mCu = 0,6.64 = 38,4 (g)
b, nH2 = nCuO = 0,6 mol
=> VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 (lít)
Bài 3: PTHH:
2H2 + O2 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
Tỉ lệ số mol H2 : O2 = 2 : 1
nH2 = 8,4 : 22,4 = 0,375 (mol)
nO2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 (mol)
Tỉ lệ số mol bài cho lớn hơn tỉ lệ số mol theo PTHH.
=> O2 phản ứng hết, H2 còn dư
=> nH2O = 2.nO2 = 2.0,125 = 0,25 (mol)
mH2O = 0,25.18 = 4,5 (gam)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHDH và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao cơ thể thiếu nước lại chết?
+ Cho biết những tình huống nào cơ thể thường bị thiếu nước và biện pháp khắc phục
HS: Quan sát tranh, đọc thông tin D. Hoạt động vận dụng
+ Nước tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể: nước là thành phần của nhiều bộ phận cơ thể, điều chỉnh thân nhiệt.....
+ Thiếu nước do thời tiết, do mắc bệnh tiêu chảy...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, Năng lực sử dụng CNTT - TT.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
GV: Yêu cầu HS sử dụng mạng internet tìm hiểu về:
+ Trữ lượng nước trên trái đất
+ Ý kiến của mình về việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước ngọt ở Việt nam cũng như trên thế giới.
+ Yêu cầu HS viết bài về 2 câu hỏi đó
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả của mình trước lớp hoặc chia sẻ với các bạn trong lớp
HS: Tìm hiểu thông tin và báo cáo trước lớp E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Bộ Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.