Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 10: PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.
Nêu được thành phần hóa học, viết đúng công thức và tên hóa học của các chất chính trong các loại phân bón hóa học thường dùng.
Nêu dược ứng dụng của một số phân bón thông thường.
2. Kĩ năng
Phân biệt được các loại phân bón gồm phân đơn, phân kép, phân vi lượng.
Xác định được hàm lượng (%) các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón hóa học.
3. Thái độ
Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
Năng lực chung : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
KHGD
Máy chiếu, PHT
Tranh ảnh về phân bón hóa học
2. HS
Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP trò chơi;
PP dạy học nhóm,
PP giải quyết vấn đề;
PP thuyết trình,
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
KT đặt câu hỏi,
Kỹ thuật động não,
KT 321,
KT phòng tranh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, kĩ thuật phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo yêu cầu trong sách hướng dẫn trang 7.
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong SHD. Báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.
GV đặt vấn đề: Phân bón hóa học có vai trò gì trong nông ngiệp và có tác hại như thế nào đến môi trường bài hôm nay sẽ tìm hiểu. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn trải bàn; KT phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SHD hoạt động cặp đôi, hoàn thành bài tập điền từ SHD trang 73.
HS: Hoạt động nhóm đọc thông tin, trả lời các câu hỏi và điền các thông tin còn thiếu.
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu thông tin và trả lời 2 câu hỏi trong SHD trang 74.
HS: Hoạt động nhóm, hoàn thành và báo cáo kết quả;
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét và kết luận B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG
1. Thành phần của thực vật
(1) nước
(2) chất khô
(3) vi lượng
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
Câu hỏi 1: Vai trò của các chất:
N: kích thích cây trồng phát triển mạnh
P: Kích thích sự phát triển của bộ rễ thực vật
K: Cần cho quá trình tổng hợp chất diệp lục của thực vật, kích thích quá trình ra hoa, làm hạt.
S: Cần cho quá trình tổng hợp protein
Ca, Mg: cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục.
Câu hỏi 2: Thực vật chỉ hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng trên dưới dạng muối tan.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT trả lời câu hỏi: Phân bón đơn là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong SHD sau đó hoạt động nhóm trả lời 2 câu hỏi trong SHD trang 75.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin, trả lời các câu hỏi và điền các thông tin còn thiếu.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận II. NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn
* Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), Kali (K).
1, Phân bón hóa học
2, Phân đạm: (NH4)¬¬2SO¬4, NH4NO¬3
Phân lân: Ca3(PO)4
Phân Kali: K2SO4, KCl
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SHD cho biết phân bón kép là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT SHD hoạt động nhóm hoàn thành 2 câu hỏi SHD trang 76.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin, trả lời các câu hỏi và điền các thông tin còn thiếu.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận 2. Phân bón kép
* Phân bón kép có chứa hai hoặc cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P,K
Câu 1:
Hình a: 20 – 20 - 15
N chiếm 20%
Tỉ lệ phần trăm P trong P2O5 là 44%
Hàm lượng nguyên tố P trong phân bón trên là: %P = 44% . 20/100 = 8,8%
Tỉ lệ % nguyên tố K trong K¬2O là 83%
Hàm lượng nguyên tố K trong phân bón trên là: 83% . 15/ 100 = 12,45 %
Hình b: 16 – 15 - 16
N chiếm 16%
Tỉ lệ phần trăm P trong P2O5 là 44%
Hàm lượng nguyên tố P trong phân bón trên là: %P = 44% . 15/100 = 6,6%
Tỉ lệ % nguyên tố K trong K¬2O là 83%
Hàm lượng nguyên tố K trong phân bón trên là: 83% . 16/ 100 = 13,28 %
Câu 2:
+ MP .2/(MP .2 + MO . 5) .100 = P
+ %P = P.Số ghi trên bao bì /100
+ MK/(MK .2 + MO) .100 = k
+ % K = k.Số ghi trên bao bì /100
+ Chính là chỉ số ghi trên bao bì
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong SHD và trả lời các câu hỏi sau:
+ Phân vi lượng là gì?
+ Quan sát hình vẽ và cho biết hiện tượng thiếu chất của cây trồng.
+ Hoàn thành kết luận SHD trang 77.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin, trả lời các câu hỏi và điền các thông tin còn thiếu.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận 3. Phân bón vi lượng
* Phân bón vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như Bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn) dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây.
Kết luận:
(1) Phân đạm, phân lân, phân kali;
(2) Phân bón hóa học kép
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để làm bài tập số 1, 2 SHDH
HS: Hoạt động, làm bài tập
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập số 3, 4
HS: Thảo luận nhóm làm các bài tập
+ Đại diện một số cặp báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
GV: Nhận xét, kiểm tra đánh giá
Bài 1:
a, KCl: Kali clorua
NH4NO3: Amoni nitrat
NH4Cl: Amoni clorua
(NH4)2SO4: Amoni sunfat
Ca3(PO4)2: canxi photphat (photphat tự nhiên)
Ca(H2PO4)2: Canxi đihidrophotphat (supephotphat)
(NH4)2HPO4: amoni hidrophotphat
KNO3 : Kali nitrat.
b, Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, Ca3(PO4)2, KNO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4,
Phân bón kép: (NH4)2HPO4
c, Phân bón kép gồm: NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl.
Bài 2:
a, Nguyên tố N
b) Thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
%N = 28.100 : 132 = 21,2 %
c) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau
mN = 500.21,2 : 100 = 106,05 g
Bài 3:
Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:
- Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O
- Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O
- Không có hiện tượng gì là KCl.
Bài 4:
2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O
mol: 2 1 1
=> 34g 44g 60g
x tấn y tấn 6 tấn
x = = 2380000 (g)
= 2,38 tấn
y = = 3080000 (g)
= 3,08 tấn
b, 6 tấn <=> nCO(NH2)2 =
= 100000 (mol)
Tính tương tự như tính tấn, ta có số mol nNH3 thực tế cần dùng là :
nNH3 = (mol)
=> V = .22,4 = 6400000 (l)
= 6400 m3
=> nCO2 thực tế cần dùng là :
nCO2 = (mol)
=> V = . 22,4 = 3200000 (l)
= 3200 (m3)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập, câu hỏi trong SHDH
HS: Nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thêm các thông tin bên ngoài hoàn thành bài tập. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập, câu hỏi trong SHDH
HS: Nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thêm các thông tin bên ngoài hoàn thành bài tập. E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng