A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tìm số nghịch đảo
Số nghịch đảo của 1 là 1; số nghịch đảo của -1 là -1.
Nghịch đảo của số a là $\frac{1}{a}$ (a $\in $ Z, a $\neq $ 0)
Số nghịch đảo của $\frac{a}{b}$ là $\frac{b}{a}$ (a, b $\in $ Z; a,b $\neq $ 0)
Số 0 không có nghịch đảo.
Ví dụ 1:
Tìm số nghịch đảo của các số sau và giải thích tại sao:
$\frac{2}{5}; -3; \frac{-11}{13}; -1; \frac{1}{-15}$
Hướng dẫn:
Số nghịch đảo của $\frac{2}{5}$ là $\frac{5}{2}$ vì $\frac{2}{5}.\frac{5}{2} = 1$
Số nghịch đảo của -3 là $\frac{-1}{3}$ vì (-3).$\frac{-1}{3}$ = 1
Số nghịch đảo của $\frac{-11}{13}$ là $\frac{-13}{11}$ vì $\frac{-11}{13}.\frac{-13}{11} = 1$
Số nghịch đảo của -1 là -1 vì (-1).(-1) = 1
Số nghịch đảo của $\frac{1}{-15}$ là -15 vì (-15).$\frac{1}{-15} = 1$
2. Phép chia phân số
Vận dụng quy tắc chia phân số để giải:
Muốn chia một phân số (hay một số nguyên) cho một phân số, ta nhân số bị chia với nghịch đảo của số chia.
Ví dụ 2: Tìm x biết:
a) $x.\frac{-3}{8}=\frac{2}{5}$
b) $\frac{3}{5}:x=\frac{1}{5}$
Hướng dẫn:
a) $x.\frac{-3}{8}=\frac{2}{5}$
$\Leftrightarrow x = \frac{2}{5}:\frac{-3}{8}$
$\Leftrightarrow x = \frac{2}{5}.\frac{-8}{3}$
$\Leftrightarrow x = \frac{-16}{15}$
b) $\frac{3}{5}:x=\frac{1}{5}$
$\Leftrightarrow x = \frac{3}{5}:\frac{1}{5}$
$\Leftrightarrow x = \frac{3}{5}.5$
$\Leftrightarrow x = 3$
3. Phép chia và phối hợp bốn phép tính
Trong một biểu thức không có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện phép tính:
Lũy thừa --> nhân và chia --> cộng và trừ
Trong một biểu thức có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện:
() --> [] --> {}
Ví dụ 3: Hãy tính:
a) C = $\frac{4}{5}:\left ( \frac{1}{3}.\frac{-7}{5} \right )$
b) D = $\frac{3}{4}.\left [ \frac{1}{5}-\left ( \frac{4}{7}+\frac{3}{5}:\frac{-7}{5} \right ) \right ]$
Hướng dẫn:
a) C = $\frac{4}{5}:\left ( \frac{1}{3}.\frac{-7}{5} \right )$
= $\frac{4}{5}:\frac{-7}{15}$
= $\frac{4}{5}.\frac{-15}{7}$
= $\frac{-12}{7}$
b) D = $\frac{3}{4}.\left [ \frac{1}{5}-\left ( \frac{4}{7}+\frac{3}{5}:\frac{-7}{5} \right ) \right ]$
= $\frac{3}{4}.\left [ \frac{1}{5}-\left ( \frac{4}{7}+\frac{3}{5}.\frac{-5}{7} \right ) \right ]$
= $\frac{3}{4}.\left [ \frac{1}{5}-\left ( \frac{4}{7}-\frac{3}{7} \right ) \right ]$
= $\frac{3}{4}.\left ( \frac{1}{5}-\frac{1}{7} \right )$
= $\frac{3}{4}.\frac{2}{35}$
= $\frac{3}{70}$
B. Bài tập & Lời giải
1. Tìm x biết rằng :
a) x là số nghịch đảo của tổng $\frac{1}{2}$ + $\frac{1}{5}$
b) x là số nghịch đảo của tích $\frac{-1}{3}$.$\frac{5}{-7}$
c) x là số nghịch đảo của hiệu $\frac{1}{99}$ - $\frac{1}{100}$
Xem lời giải
2. Tìm x biết:
a) $\frac{5}{8}.x+\frac{2}{5}=\frac{1}{5}$
b) $\frac{5}{7}:x+\frac{11}{7}=\frac{18}{7}$
3. An đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc $\frac{9}{2}$ km/h. Tính thời gian An đi, biết rằng quãng đường từ nhà đến trường dài 5km.
4. Người ta cần đong một thùng nước mắm 201 lít vào loại chai $\frac{3}{4}$ lít. Hỏi đong được tất cả bao nhiêu chai?
Xem lời giải
5. Tính:
a) $A = \frac{11}{12}:\left ( \frac{7}{9}+\frac{-16}{17} \right )-\left ( \frac{2}{3}-\frac{5}{15} \right )$
b) $B = \frac{-1}{5}.\left ( \frac{9}{8}+\frac{16}{32}-\frac{12}{46} \right )-\frac{9}{17}$
6. Tính nhanh:
a) $\frac{5}{14}.\frac{1}{3}.\frac{-4}{15}:\frac{5}{7}$
b) $\left [ \frac{-8}{13}-\left ( \frac{2}{5}+\frac{1}{13}-\frac{2}{10} \right ) \right ]:\frac{58}{65}$