Nội dung chính bài Nam quốc sơn hà

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học" Nam quốc sơn hà"

Bài Làm:


 A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác tác giả bài thơ Sông núi nước Nam là ai nhưng theo nhiều tài liệu để lại cho rằng Lý Thường Kiệt- một danh tướng nhà Lý có công trong cuộc chiến thắng chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt là tác giả của bài thơ này.
  • Tác phẩm: 
    • Thể thơ: thất ngôn thứ tuyệt đường luật
    • Hoàn cảnh ra đời: trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống - Thời Lí.
    • Nội dung: Viết để khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống xâm lược đồng thời cũng được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền và lãnh thổ dân tộc. 

2. Phân tích bài thơ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch thơ:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

a. Lời tuyên bố độc lập dân tộc (Hai câu thơ đầu)

Bằng ngôn ngữ trang trọng, ý thơ đanh thép hai câu thơ đầu đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước:

Ở câu thơ đầu tiên:

  • Nam đế: hoàng đế nước Nam => thể hiện sự ngang hàng, tương xứng với vua của Trung Quốc 
  • Nước Nam là của người Nam => Khẳng định ý thức độc lập, bình đẳng, tự cường ngang hàng, không phụ thuộc vào nước lớn.

Ở câu thơ thứ hai:

  • Sự phân định địa phận, lãnh thổ đó được ghi ở "thiên thư".  => Chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam là một điều hiển nhiên, rõ ràng, không thể khác. Nó là điều đã được ghi ở sách trời, đã được trời đất minh giám, công nhận. Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị

b. Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.( Hai câu cuối):

Câu thơ thứ ba: 

  • Thái độ của tác giả bày tỏ thái độ căm giận và khinh bỉ hướng về lũ giặc bạo tàn, "nghịch lỗ "- quân mọi rợ làm trái lại với ý trời dám đem quân sang xâm lược nước ta xâm phạm vào 

Câu thơ thứ tư:

  • Lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch thơ:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ đanh thép, căm giận, hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam.

2. Lời tuyên bố độc lập dân tộc (Hai câu thơ đầu):

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

  • Câu thơ đầu tiên mang ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định một chân lí lịch sử bất di bất dịch: “Sông núi nước Nam” là nơi phải do người Nam cai quản. Trong đó đáng lưu ý ở chữ “đế” chứ không phải chữ “vương”. “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận. Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu thơ thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt luôn được xác định rõ ràng. Đó là tư thế bình đẳng, ngang hàng, tư tưởng độc lập về chính trị giữa hai quốc gia. Bởi đây là một dân tộc độc lập, tự cường, không phụ thuộc vào quốc gia nào khác.
  • Câu thơ thứ hai như một lời khẳng định chủ quyền về ranh giới, bờ cõi nước Nam được phân chia rõ ràng ở sách trời, được trời đất công nhận. Việc sử dụng ý niệm về đấng tối cao, có màu sắc thần linh khiến câu thơ thêm phần kì ảo và càng khẳng định sâu sắc hơn về chủ quyền dân tộc: Đất nước Nam được hình thành và có bờ cõi rõ ràng là hợp với ý trời, và đó là chân lí bất di bất dịch.

=> Hai câu thơ nói đến: “Nam đế” nói đến “thiên thư” và “định phận” để khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyền quốc gia, về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc. 

3. Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.( Hai câu cuối):

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

  • Câu thơ thư ba vừa bộc lộ bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn phong kiến phương Bắc đã bao đời  cậy thế mạnh,. Lí Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giặc Tống cậy lớn làm càn luôn lăm le đô hộ nước ta. Câu thơ còn vừa còn là một câu dùng để hỏi, một câu dùng để khẳng định, tỏ thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là " nghịch lỗ", những kẻ làm trái đạo trời thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt. 
  • Câu thơ cuối như náo trước một cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa  Khẳng định niềm tin, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ độc lập dân tộc. và khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc. 

=> Hai câu thơ là Lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết không phải lời đe doạ suông mà tựa chắc trên cơ sở bao lần chiến thắng giặc phương Bắc từ đầu Công nguyên đến lúc bấy giờ. Đó chính là lời tiên tri chắc nịch thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập tự do, tự chủ của Đại Việt mà bao đời nay, bao thế hệ người Việt đã đổ xương máu, hi sinh mới giành được.

=> Bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam và được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.

4. Tổng kết.

  • Nội dung:
    • Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
    • Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
    • Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc.
    • Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến
  • Ý nghĩa: 
    • Bài thơ thể hiện niềm tin vàp sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
    • Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn đầu tiên của đất nước ta.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà

Câu 1 (Trang 64 SGK) Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 64 SGK) Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? 

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 64 SGK) Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 64 SGK) Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 64 SGK) Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ

Xem lời giải

Câu 1 - Luyện tập (Trang 65 SGK) Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Chứng minh Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dất nước ta

Xem lời giải

Câu 2:  Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà

Xem lời giải

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Nam quốc sơn hà" 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.