Nội dung chính bài Những câu hát than thân

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những câu hát than thân "

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Thể loại: Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.
  • Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân nó còn thể hiện sự đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng với người lao động. Những câu hát này đã hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

2. Phân tích nội dung những câu ca dao, dân ca:

Bài 1:

 Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Hình ảnh cuộc đời con cò lam lũ, vất vả:

  • Sử dụng từ láy: “lận đận” gợi lên sự vất vả vì cò phải gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở.
  • Thành ngữ:" Lên thác xuống ghềnh" là chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này
  • Câu hỏi tu từ "Ai làm cho bể kia đầy - Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" là một câu hỏi không phải được đặt ra để tìm kiếm câu trả lời mà nó như một lời than thở đầy đắng cay, xót xa, tủi khổ của những số phận bất lực, không biết phải làm thế nào để thoát kiếp "thân cò lận đận".

=> Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hình ảnh:" Thân cò" và "cò con" là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Đó chính là hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ bởi câu thơ mượn hình ảnh con cò gợi lên trong hình ảnh người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình”, làm ăn lận đận” vất vả giữa cuộc đời. 

Bài 2:

Thương thay thân phận con tằm

       Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay con kiến li ti

      Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

      Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

            Thương thay con quốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Mô tip "thương thay" quen thuộc được lặp lại 4 lần tạo nên nhịp điệu uyển chuyển, khiến cho cảm xúc thương tiếc, xót xa bao trùm lên cả bài ca dao. 

Hình ảnh 1:

  • Con Tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
  • Liên hệ đến đặc điểm sinh học của tằm: ăn lá dâu ….nhả sợi tơ.
  • Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh con tằm thể hiện sự hi sinh

Hình ảnh 2:

  • Kiến: Thân phận nhỏ bé, yếu ớt, suốt đời ngược xuôi làm lụng vất vả mà vẫn nghèo khó.
  • Tích hợp môn Sinh học: liên hệ đến đặc điểm của loài kiến: bé, hay kiếm ăn theo đàn.
  • Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh con kiến thể hiện sự chăm chỉ vất vatr

Hình ảnh 3:

  • Hạc: Liên tưởng đến cuộc đời phiêu bạt lân đận với những cố gắng vô vọng.
  • Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh con tằm thể hiện sự mòn mỏi

=> Nội dung:

  • Hình ảnh những con vật bé nhỏ, đáng thương như cò, kiến , hạc, cuốc rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ. Họ thường vận vào mình vì cho rằng chúng cũng có cùng số kiếp, thân phận khốn khổ như mình.
  • Họ thương con tằm, cái kiến … chính là thương bản thân mình
  • Tố cáo, lên án bọn tham quan, địa chủ độc ác luôn chà đạp, bóc lột những người lao động tội nghiệp, đồng thời phê phán xã hội bất công với những người lao động nghèo, dồn họ vào tình thế kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng hay.

Bài 3:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Mở đầu bằng cụm từ thân em quen thuộc: 

  • Thân em – trái bần -> hình ảnh so sánh gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó.
  • Hình ảnh: Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu -> Hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

=> Nội dung:

  • Phản ánh sinh động nỗi đau khổ, bất hạnh, cs vất vả lam lũ của người dân lao động trong xã hội cũ.
  • Lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công. Người lao động vẫn vượt lên nỗi đau khổ để sống lạc quan, cất cao tiếng hát.
  • Xã hội cần có sự bình đẳng giai cấp, giải phóng phụ nữ...

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Bài 1:

 Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Phân tích nội dung:

  • Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập:"  một mình" lận đận giữ " nước non, " lên thác xuống ghềnh" , vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Thân cò qua nhỏ bé nhỏ, luôn phải "một mình" đương đầu với những khó khăn quá lớn.
  • Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Hình ảnh "cò con" chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ sau này của giai cấp lao động nghèo trong xã hội xưa, từ bé đã sống trong cảnh tiếu thốn rồi khi lớn lên cũng phải sống trong vất vả, khó khăn, đói no bấp bênh như những "thân cò" của cha của mẹ. 

=> Nội dung: 

  • Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động nghèo khổ, phải làm những công việc khó khăn, gian khổ nhất trong xã hội, quần quật suốt ngày ít khi được nghỉ ngơi, thế nhưng lại thường phải chịu thiếu thốn, suốt cuộc đời họ chịu sự đàn áp, bóc lột, chi phối của giai cấp khác, khiến số phận lênh đênh, chìm nổi
  • Thể hiện sự thương xót trước số phận tội nghiệp, khốn khổ, bấp bênh đến bất lực của những người lao động trong xã hội phong kiến ngày xưa

2. Bài 2:

Thương thay thân phận con tằm

       Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay con kiến li ti

      Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

      Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

            Thương thay con quốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

  • Mô típ "thương thay" là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này được lặp lại 4 lần, mỗi lần "thương thay" cất lên là diễn tả một nỗi thương, nỗi khổ nhiều bề của người dân thường trong xã hội cũ. Sự lặp lại đó không những có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.
  • Những hình ảnh ẩn dụ trong mỗi câu thơ mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc:
    • Hình ảnh “Con tằm”và “lũ kiến là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”,kiếp kiến “phải đi tìm mồi”,nhưng “kiếm ăn được mấy”.Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy”cất lên hai lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
    • Hình ảnh " Hạc, chim, con cuốc " là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây” để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi.Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay”! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “có người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ

=> Nội dung cả bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung thân thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo đói xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ chấm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thống trị kéo dài bao thế kỉ.

3. Bài 3:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

  • Mở đầu bằng mô tip "thân em"  giúp hé mở nội dung câu ca dao mang tính chất thở than về số phận bấp bênh, chìm nổi, tội nghiệp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Nghệ thuật so sánh ví von thân phận của người con gái với trái bần trôi. Một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn, mà vị vùi dập tan nát tơi bời. Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào.
  • Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Đó là một xã hội " trọng nam khinh nữ" mà ở đó người phụ nữ chỉ là thân phận hèn mọn, sống như nô lệ núp bóng bên cạnh người đàn ông của mình. Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình. Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ.

4. Tổng kết:

  • Nội dung:
    • Nỗi đắng cay của người phụ nữ.
    • Sự phản kháng, tố cáo XH phong kiến .
  • Ý nghĩa: Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực.
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ lục bát với âm điệu buồn, chua xót.
    • Sử dụng mô típ quen thuộc (thân em); thành ngữ (gió dập sóng dồi)
    • Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Những câu hát than thân

Câu 1 (Trang 49 SGK) Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 49 SGK) Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Xem lời giải

 Câu 3 (Trang 49 SGK) Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 49 SGK) Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 49 SGK) Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Xem lời giải

Câu 6 (Trang 49 SGK) Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Xem lời giải

Câu 1 Luyện tập (Trang 50 SGK) Em hãy nêu những điếm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Suy nghĩ của em về bài ca dao: Thương thay thân phận con tằm….

Xem lời giải

Câu 2:  Suy nghĩ về bài ca dao: Nước non lận đận một mình…

Xem lời giải

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Những câu hát than thân " 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.