Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Câu 1 (Trang 49 SGK) Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Bài Làm:

Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.


“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.


“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

“Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn”. 

 Con cò mà đi ăn đêm.
   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

 

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

 

Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

 

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

 

Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

 

Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

 

Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

 

Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

 

Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Chàng đi xa vợ xa con
Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng
Chân đi nhưng dạ dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!

Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

 

Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bã xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

 

Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Những câu hát than thân

Câu 2 (Trang 49 SGK) Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Xem lời giải

 Câu 3 (Trang 49 SGK) Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 49 SGK) Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 49 SGK) Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Xem lời giải

Câu 6 (Trang 49 SGK) Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Xem lời giải

Câu 1 Luyện tập (Trang 50 SGK) Em hãy nêu những điếm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Suy nghĩ của em về bài ca dao: Thương thay thân phận con tằm….

Xem lời giải

Câu 2:  Suy nghĩ về bài ca dao: Nước non lận đận một mình…

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những câu hát than thân "

Xem lời giải

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Những câu hát than thân " 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.