Câu 1: Hộ gia đình và trang trại là hai hình thức:
- A. Sản xuất tiên tiến giông nhau về quy mô
-
B. Khác nhau về quy mô nhưng trình độ sản xuất tiên tiến
- C. Sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp
- D. Khác nhau về chất lượng sản phẩm
Câu 2: Cây trồng nổi tiếng ở vùng khí hậu Địa Trung Hải
- A. Cây lúa nước
-
B. Nho
- C. Đại mạch
- D. Cây lúa mì
Câu 3: Theo em, biện pháp nào được coi là cần thiết nhất để tạo ra một khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao của đới ôn hoà:
-
A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật để khắc phục những khó khăn của thời tiết và khí hậu.
- B. Tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao.
- C. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, quy mô lớn.
- D. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao và sản xuất qui mô lớn.
Câu 4: Các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa là:
-
A. Hộ gia đình.
- B. Vùng chuyên canh.
- C. Hợp tác xã.
- D. Đồn điền.
Câu 5: Các nước ở đới ôn hòa nổi tiếp về xuất khẩu:
- A. Lúa gạo, lúa mì.
-
B. Lúa mì, ngô.
- C. Cà phê, cao su.
- D. Lúa mì, cà phê.
Câu 6: Vùng hoang mạc ôn đới chủ yếu chăn nuôi:
- A. Trâu.
- B. Gà.
-
C. Cừu.
- D. Bò sữa.
Câu 7: Vùng ôn đới lạnh chủ yếu trồng:
- A. Lúa gạo.
- B. Lúa mì.
-
C. Lúa mạch đen.
- D. Cà phê.
Câu 8: Đạt được nhiều thành tựu là do nền nông nghiệp đới ôn hòa đã:
- A. Lai tạo giống tốt
- B. Áp dụng khoa học – kỹ thuật
- C. Tổ chức sản xuất theo kiểu CN
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Mối lo ngại lớn nhất của nền công nghiệp đới ôn hòa hiện nay là:
- A. Thiếu nhân công
- B. Thiếu nhiên liệu
-
C. Ô nhiễm môi trường
- D. Thiếu thị trường
Câu 10: Nền công nghiệp các nước đới ôn hòa xuất hiện cách đây bao nhiêu năm?
- A. 200 năm
-
B. 250 năm
- C. 300 năm
- D. 400 năm
Câu 11: Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa không phải là:
- A. Phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đai.
- B. Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến.
- C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
-
D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
Câu 12: Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa không phải là:
- A. Hoa Kỳ, Nhật Bản.
- B. Đức, Liên Bang Nga.
- C. Anh, Pháp.
-
D. Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 13: Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở:
-
A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga.
- B. Phần Lan, Ca-na-đa.
- C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải.
- D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ.
Câu 14: Thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đại ở các nước ôn hòa là công nghiệp:
- A. luyện kim.
- B. cơ khí.
-
C. điện tử.
- D. hóa chất.
Câu 15: So với đới nóng và đới lạnh, nền CN của đới ôn hòa:
-
A. Phát triển hơn
- B. Kém phát triển hơn
- C. Phát triển ngang nhau
- D. Chưa phát triển.
Câu 16: Nền công nghiệp ở đới ôn hòa chiếm bao nhiêu phần tổng sản phẩm CN thế giới?
- A. 1/2
- B. 1/3
- C. 1/4
-
D. 3/4.
Câu 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:
- A. Bình thường.
-
B. Báo động.
- C. Nghiêm trọng.
- D. Rất nghiêm trọng
Câu 18: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- A. Khí thải công nghiệp
- B. Khí thải sinh hoạt
- C. Sử dụng năng lương nguyên tử
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?
- A. Tai nạn tàu chở dầu
- B. Nước thải công nghiệp
- C. Nước thải sinh hoạt
-
D. Đốt rác thải không theo quy hoạch
Câu 20: Ô nhiễm môi trường nước gây những hâu quả gì?
- A. Gây “ Thủy triều đen”
- B. Gây “ Thủy triều đỏ”
- C. Gây bệnh đường tiêu hóa, da liễu
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:
-
A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
- B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.
- C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.
- D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu
Câu 22: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?
- A. Mưa axít.
- B. Hiệu ứng nhà kính.
-
C. Tầng ô zôn bị thủng.
- D. Thủy triều đỏ
Câu 23: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?
-
A. Hoa Kì.
- B. Pháp.
- C. Anh.
- D. Đức.
Câu 24: Ô nhiểm không khí sẽ gây hại gì cho con người và môi trường?
- A. Gây mưa a xít
- B. Bệnh đường hô hấp
- C. Hiệu ứng nhà kính
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 25: Động vật tồn tại ở đới lạnh có những đặc điểm thích nghi.
- A. Lông dày
- B. Mỡ dày
- C. Lông không thấm nước
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Tộc người nào thường sống trong các ngôi nhà băng?
- A. Người La- Pông
-
B. Người I-Núc
- C. Cả hai dân tộc
- D. Không có ai.
Câu 27: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là:
- A. núi lửa.
- B. bão cát.
-
C. bão tuyết.
- D. động đất.
Câu 28: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?
- A. Lông dày.
- B. Mỡ dày.
- C. Lông không thấm nước.
-
D. Da thô cứng.
Câu 29: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?
-
A. Trâu
- B. Tuần lộc.
- C. Hải cẩu.
- D. Chim cánh cụt.
Câu 30: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:
- A. rừng rậm nhiệt đới.
- B. xa van, cây bụi.
-
C. Rêu, địa y.
- D. rừng lá kim.
Câu 31: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
- A. Do con người dùng tàu phá bang.
-
B. Do Trái Đất đang nóng lên.
- C. Do nước biển dâng cao.
- D. Do ô nhiễm môi trường nước.
Câu 32: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
- A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.
- B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C
- C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).
-
D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.
Câu 33: Ngoài sự thay đổi theo độ cao, thực vật vùng núi còn có sự thay đổi khác:
- A. Hướng vĩ độ
- B. Hướng kinh độ
- C. Hướng gần hoặc xa biển
-
D. Hướng sườn đón gió hoặc khuất gió
Câu 34: Vùng núi là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc :
- A. Đa số
-
B. Ít người
- C. Ưa lạnh
- D. Ưa nóng.
Câu 35: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao:
- A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- B. Càng lên cao không khí càng loãng.
-
C. Càng lên cao áp suất càng tăng.
- D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.
Câu 36: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
- A. 3000m.
- B. 4000m.
-
C. 5500m.
- D. 6500m.
Câu 37: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
-
A. 3000m.
- B. 4000m.
- C. 55000m.
- D. 6500m.
Câu 38: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật:
- A. Đồng cỏ núi cao.
-
B. Rừng rậm.
- C. Rừng hỗn giao.
- D. Rừng lá kim.
Câu 39: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:
-
A. Độ cao.
- B. Mùa.
- C. Chất đất.
- D. Vùng.
Câu 40: Các vùng núi thường là:
- A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.
- B. Nơi cư trú của phần đông dân số.
-
C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- D. Nơi cư trú của người di cư.