Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là:
- A. Bắc Á – Đông Á
- B. Đông Á – Đông Nam Á
-
C. Đông Nam Á – Nam Á
- D. Nam Á – Tây Nam Á.
Câu 2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa không thích hợp trồng loại cây nào sau đây
- A. Cà phê, chè
- B. Cao su
- C. Lúa nước
-
D. Lúa mì
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
- A. Lạnh – Khô – Ít mưa
- B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều.
-
C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa
- D. Nóng - khô quanh năm
Câu 4: Kiểu cảnh quan nào sau đây không có ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
- A. Rừng rậm xanh quanh năm
- B. Đồng cỏ cao nhiệt đới
-
C. Rừng thưa xa van
- D. Rừng ngập mặn
Câu 5: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
-
A. Đông Bắc
- B. Đông Nam
- C. Tây Nam
- D. Tây Bắc.
Câu 6: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
- A. Đông Bắc
- B. Đông Nam
-
C. Tây Nam
- D. Tây Bắc.
Câu 7: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
- A. Môi trường xích đạo ẩm.
-
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- C. Môi trường nhiệt đới.
- D. Môi trường ôn đới.
Câu 8: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?
-
A. gió mùa Tây Nam.
- B. gió mùa Đông Bắc.
- C. gió Tín phong.
- D. gió Đông Nam.
Câu 9: Cây bông được trồng nhiều ở khu vực nào?
- A. Nam Mĩ
- B. Đông Nam Á
- C. Tây Phi
-
D. Nam Á
Câu 10: Đặc điểm không đúng với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm:
- A. Nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với sản xuất nông nghiệp
- B. Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm
- C. Có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây
-
D. Trình độ thâm canh cao
Câu 11: Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:
-
A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
- B. sương muối, giá rét.
- C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.
- D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.
Câu 12: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là:
- A. cây lúa mì.
- B. cây ngô.
- C. cây cao lương.
-
D. cây lúa nước.
Câu 13: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là:
- A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.
- B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).
-
C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.
Câu 14: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?
- A. Nam Á.
- B. Tây Phi.
-
C. Đông Nam Á.
- D. Nam Mĩ.
Câu 15: Điều kiện để đới nóng thâm canh tăng vụ là:
-
A.Nắng nóng ,mưa nhiều
- B.Nguồn giống phong phú
- C.Nhịp điệu mùa
- D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 16: Điều kiện để đới nóng đa dạng hóa nông sản là:
- A.Nắng nóng ,mưa nhiều
-
B. Nhịp điệu mùa
- C.Nguồn giống phong phú
- D. Nguồn đất tốt.
Câu 17: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
-
A. 50%
- B. 60%
- C. 70%
- D. 80%
Câu 18: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. công nghệ khai thác lạc hậu.
- B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.
- C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.
Câu 19: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:
- A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
-
B. đời sống người dân chậm cải thiện.
- C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
- D. nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 20: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do:
- A. mở rộng diện tích đất canh tác.
- B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
-
C. chiến tranh tàn phá.
- D. con người khai thác quá mức.
Câu 21: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:
- A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
- B. trình độ lao động thấp.
-
C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.
- D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.
Câu 22: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do:
-
A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị.
- B. hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- C. hoạt động dịch vụ du lịch.
- D. hoạt động sản xuất công nghiệp.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:
- A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.
- B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.
-
C. dân số đông và tăng nhanh.
- D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.
Câu 24: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?
- A. Sản lượng tăng chậm
-
B. Dân số tăng nhanh
- C. Sản lượng tăng nhanh
- D. Dân số tăng chậm.
Câu 25: Nhân tố nào tác động đến sự di dân ở các nước thuộc đới nóng?
- A. Kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm
- B. Thiên tai, nghèo đói
- C. Chiến tranh
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Những nguyên nhân chính dẫn đến di dân là:
- A. Chiến tranh
-
B. Thiên tai, kinh tế chận phát triển
- C. Nghèo đói, thiếu việc làm
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 27: Đô thị hóa tự phát để lại những hậu quả về môi trường, việc làm, tệ nạn xã hội và:
- A. Kinh tế chậm phát triển
- B. Ách tắt giao thông
- C. Mất mĩ quan đô thị
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do:
- A. Gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.
-
B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.
- C. chính sách di dân của nhà nước.
- D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.
Câu 29: Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực nào sau đây?
-
A. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.
- B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
- C. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.
- D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.
Câu 30: Siêu đô thị không thuộc đới nóng là:
- A. La-gốt.
-
B. Niu- I-ooc.
- C. Mum-bai.
- D. Ma-ni-la.
Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di dân tị nạn ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á là:
- A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển.
-
B. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên.
- C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm.
- D. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh.
Câu 32: Khu vực có tỉ lệ thị dân tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1950 – 2001 là:
-
A. châu Á.
- B. châu Phi.
- C. châu Âu.
- D. Nam Mĩ.
Câu 33: Môi trường đới ôn hòa trong khoảng
- A. Giữa hai đường chí tuyến
-
B. Từ chí tuyến đến vòng cực ở mỗi bán cầu
- C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu
- D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu
Câu 34: Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào:
- A. Vĩ độ
- B. Ảnh hưởng của dòng biển
- C. Gió Tây ôn đới
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 35: Thảm thực vật đới ôn hoà thay đổi:
- A. Từ Tây sang Đông
- B. Từ rừng lá rộng đến rừng hỗn giao và rừng lá kim
- C. Từ rừng hỗn giao đến rừng lá kim và rừng lá rộng
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 36: Sự biến động thời tiết ớ đới ôn hoà không phải do nguyên nhân nào sau đây:
- A. Các đợt khí nóng ờ chí tuyến
- B. Các đợt khí lạnh ớ vùng cực
- C. Gió Tây ôn đới và các dòng biển ven bờ
-
D. Gió mùa đông bắc lạnh
Câu 37: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:
- A. Môi trường ôn đới hải dương.
- B. Môi trường địa trung hải.
- C. Môi trường ôn đới lục địa.
-
D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 38: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:
- A. Môi trường ôn đới hải dương.
-
B. Môi trường ôn đới lục địa.
- C. Môi trường hoang mạc.
- D. Môi trường địa trung hải.
Câu 39: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:
- A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
- B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
- C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
-
D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
Câu 40: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:
- A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
- B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
-
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
- D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.