I. CẤU TRÚC LẶP TRONG MÔ TẢ THUẬT TOÁN
- Khi có một hay nhiều thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp.
- Có những thuật toán biết trước được số lần lặp của những thao tác cần lặp lại.
- Có những thuật toán không biết trước được số lần lặp mà chỉ đến khi thực hiện thuật toán với những dữ liệu đầu vào cụ thể mới biết được.
- Một số tình huống thực tế:
Có số lần lặp biết trước |
Có số lần lặp không biết trước |
- Vận động viên chạy 20 vòng sân. - Em làm 5 bài tập về nhà thầy cô giáo giao. ... |
- Vận động viên chạy nhiều vòng xung quanh sân trong thời gian 20 phút. - Em làm bài tập về nhà đến giờ ăn cơm thì dừng lại. ... |
- Hoạt động 1:
+ Mô tả thuật toán ứng với Ví dụ 1:
Lặp với đếm từ 1 đến 10:
In ra màn hình “Xin chào Python”
Hết lặp
+ Mô tả thuật toán ứng với Ví dụ 2:
Lặp khi số nhập vào ≠ mật khẩu: Yêu cầu nhập lại mật khẩu
Hết lặp
II. CÂU LỆNH LẶP VỚI SỐ LẦN BIẾT TRƯỚC TRONG PYTHON
- Dạng câu lệnh:
for biến_chạy in range(m, n):
Trong đó:
Hàm range(m, n) dùng để khởi tạo dãy số nguyên từ m đến n – 1 (với m < n)
Trường hợp m = 0, hàm range(m, n) có thể viết gọn là range(n)
- - Ví dụ 3: minh họa một câu lệnh for trong Python và kết quả thực hiện
- Ví dụ 4: Viết chương trình nhập từ bàn phím và tính tổng các số tự nhiên chia hết cho 3 nhỏ hơn n.
III. CÂU LỆNH LẶP VỚI SỐ LẦN KHÔNG BIẾT TRƯỚC TRONG PYTHON
- Dạng câu lệnh:
while <điều kiện>:
Câu lệnh hay nhóm câu lệnh
Trong đó: điều kiện là biểu thức nhận giá trị logic là True hoặc False
- Ví dụ 5: Chương trình nhập mật khẩu
- Ví dụ 6: Chương trình sử dụng câu lệnh while
- Hoạt động 2:
* Câu lệnh while cũng có thể thực hiện được cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước.