I. KIỂU DỮ LIỆU SỐ NGUYÊN VÀ SỐ THỰC
- Trong ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực
- Câu lệnh type (biến) cho kiểu dữ liệu hiện thời của biến.
*Hoạt động 1:
>>> type(20/5)
<class 'float'>
>>> type(20//3)
<class 'int'>
>>> type(20%3)
<class 'int'>
>>> type(5.0%3)
<class 'float'>
II. TÌM HIỂU TÁC HẠI CỦA SỰ BẤT CẦN KHI CHIA SẺ THÔNG TIN QUA INTERNET
a. Cách nhập dữ liệu từ bàn phím
- Câu lệnh nhập dữ liệu của biến là:
+ Biến = input (dòng thông báo)
+ Biến = int (input (dòng thông báo))(với biến kiểu nguyên)
+ Biến = float (input (dòng thông báo))(với biến biểu thức).
*Hoạt động 2:
Sử dụng câu lệnh input() để yêu cầu nhập dữ liệu từ bàn phím.
b. Xuất dữ liệu ra màn hình
- Câu lệnh đưa các giá trị biểu thức ra màn hình là:
Print (danh sách biểu thức)
III. HẰNG TRONG PYTHON
- Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Python không cung cấp công cụ khai báo hằng.
- Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến với cách đặt tên đặc biệt.
IV. TÌM HIỂU PYTHON SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
- Câu lệnh print () màu xanh da trời
- Thông báo lỗi Python đưa ra màu đỏ
- Đoạn chữ nằm giữa cặp dấu nháy đơn (hoặc nháy kép) màu xanh lá cây
- Kết quả đưa ra màn hình màu đen
=> Python dùng các màu khác nhau, điều đó giúp người lập trình dễ dàng nhận biết các thành phần khi làm việc, dễ tìm và khắc phục lỗi.
V. LÀM QUEN VỚI NHẬP DỮ LIỆU LÀ MỘT DÒNG CHỮ
day_ki_tu = input("Gõ vào ngày tháng năm sinh: ")
print("Ngày sinh: ", day_ki_tu)