I. MÔ TẢ NHÓM NGHỀ THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH
a) Một vài nét sơ lược về phát triển phần mềm
Hoạt động 1:
Nhiệm vụ chính của lập trình viên: phân tích bài toán, thiết kế phần mềm, viết chương trình và kiểm thử phần mềm.
Kết luận:
- Những công đoạn chính của quá trình phát triển phần mềm là:
+ Phân tích hệ thống.
+ thiết kế phần mềm.
+ Lập trình.
+ Kiểm thử phần mềm.
- Trường hợp xây dựng một phần mềm nhỏ thì một người có thể làm tất cả các công đoạn. Nhưng khi xây dựng các hệ thống phần mềm lớn, mỗi công đoạn của phát triển phần mềm sẽ do một người chuyên biệt thực hiện.
- Hai loại tình huống điển hình cần thiết phải có nguồn nhân lực phát triển phần mềm:
+ Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất kinh doanh.
+ Cập nhật xu hướng mới để tồn tại và phát triển.
b) Thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm
- Phát triển phần mềm ứng dụng web.
Các ứng dụng web được triển khai trên nhiều lĩnh vực: chính phủ điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử, thanh toán điện tử, giải trí điện tử, công dân điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội, giáo dục trực tuyến,...
- Phát triển thương mại điện tử.
Chất lượng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh đang là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh.
- Thiết kế và lập trình trò chơi.
Lập trình trò chơi hay còn gọi là lập trình game, ngành công nghiệp này ở nước ta mới chỉ dừng lại ở mức phân phối phát hành và gia công các game nước ngoài. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp thành lập ra studio riêng của mình nhằm phát triển sản xuất game thuần Việt, kéo theo đó là sự tăng trưởng lớn về nhu cầu nhân lực ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất game: thiết kế đồ hoạ game (Game Design), lập trình game (Programming), âm thanh (Audio),...
II. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÓM NGHỀ THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH
- Với nghề thiết kế và lập trình, người lao động có rất nhiều lựa chọn việc làm như: khối cơ quan nhà nước hay khối doanh nghiệp tư nhân, làm cho các công ty chuyên về IT (Information Technology), chuyên về sản xuất phần mềm hay là thành viên trong bộ phận công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của một đơn vị nào đó. Các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, thương mại, viễn thông, xây dựng, hàng không, văn hoá, dịch vụ,... đều có nhu cầu về nguồn nhân lực này.
- Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt ứng viên về cả số lượng và chất lượng. Dự báo nhân lực ngành công nghệ Đông tin sẽ tiếp tục thiếu trong các năm tiếp theo.
- Đặc điểm lao động, yêu cầu đối với nhóm nghề thiết kế và lập trình:
+ Kiên trì, đam mê.
+ Tư duy logic và chính xác: Đây là công việc đòi hỏi nhiều mô tả có tính logic, chính xác và đầy đủ để có được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
+ Khả năng tự học, sáng tạo: Đối diện với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, người thiết kế và lập trình phải luôn tự học, chủ động cập nhật kiến thức và kĩ năng mới. Tính chất của công việc thiết kế luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Thiết kế phần mềm là phải tìm tòi đề xuất các giải pháp hiệu quả để giải quyết được vấn đề thực tế. Lập trình cũng cần đến sự thông minh, tinh tế và sáng tạo, vì lập trình tức là đã tạo ra một phần mềm hữu dụng.
+ Khả năng đọc hiểu tiếng Anh: Để đảm bảo được công việc, nghề thiết kế và lập trình đòi hỏi người thiết kế và lập trình cần đọc hiểu được tiếng Anh chuyên ngành.
III. ĐÀO TẠO VÀ VIỆC LÀM
Hoạt động 2:
Ví dụ: các cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân, các công ty chuyên về IT hay các công ty sản xuất phần mềm.
Đào tạo:
- Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành có số lượng tuyển sinh cao nhất hằng năm.
- Trong đó có một số trường đại học có thương hiệu đào tạo chất lượng cao như: Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình đào tạo của chuyên ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học cơ bản của ngành công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm; các phương pháp, kĩ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lí dự án phần mềm,...
- Các vị trí việc làm người học thiết kế và lập trình có thể làm: người phân tích thiết kế hệ thống phần mềm, lập trình viên, kiểm thử viên phần mềm, nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các trường, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
Nhu cầu nhân lực:
- Các công ty phần mềm.
- Các cơ quan Nhà nước.
- Các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng.