Lý thuyết trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. KHÁM PHÁ CÁC LỚP ẢNH

Hoạt động  1:

Một phần ảnh của lớp bên dưới có thể bị che (không nhìn được) bởi lớp ảnh bên trên. Ở đây, lớp Lá cờ đã bị thay đổi thứ tự nên không còn nhìn thấy, thứ tự ban đầu của lớp này là ở ngay dưới lớp Ngôi sao.

Kết luận:

Thành phần của một ảnh nên được thiết kế trên một lớp ảnh riêng để dễ dàng lựa chọn, chỉnh sửa sau này.

Hinh 1

II. MỘT SỐ KĨ THUẬT THIẾT KẾ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC LỆNH LÀM VIỆC VỚI LỚP 

a) Thiết kế trên lớp bản sao

Nhiều khi cần thực hiện lệnh nhân đôi lớp vì lớp bản sao được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Ví dụ:

Hinh 2

b) Hướng tập trung vào một lớp

- Nháy chuột vào biểu tượng hình con mắt trên Bảng quản lí lớp để ẩn hoặc hiện các lớp.

Hinh 3

c) Sắp xếp các lớp
Việc thay đổi thứ tự các lớp sẽ tạo ra sự thay đổi của ảnh hợp thành của chúng ở cửa sổ ảnh.

Hinh 4Hinh 5

III. SỬ DỤNG VÙNG CHỌN

a) Vùng chọn và các công cụ tạo vùng chọn

Vùng chọn giúp xử lí riêng biệt một vùng nào đó trên ảnh.

- Hai công cụ phổ biến để tạo vùng chọn hình chữ nhật và hình elip tương ứng là Rectangle SelectEllipse Select.

b) Một số thao tác cơ bản với vùng chọn

- Đảo ngược vùng chọn bằng lệnh Select\Invert.

- Co hoặc giãn vùng chọn bằng lệnh Shrink hoặc Grow trong bảng chọn Edit.

- Xóa vùng chọn bằng cách nhấn phím Delete.

- Bỏ vùng chọn bằng lệnh Select\None.

Chú ý:

Vùng chọn không thuộc bất kì lớp ảnh nào. Các thao tác với vùng chọn tác động vào lớp ảnh đang được chọn nhưng trong phạm vi được xác định bởi vùng chọn.

IV. MỘT SỐ KĨ THUẬT THIẾT KẾ SỬ DỤNG VÙNG CHỌN

a) Tạo đường viền

- Bước 1. Thêm một lớp mới, chọn lớp này và xác định một vùng chọn hình tròn (hình 6b)

- Bước 2. Trên lớp vừa tạo, tô màu cho vùng chọn (Hình 6c)

- Bước 3. Co vùng chọn với số pixel bằng độ dày của đường viền cần tạo.

- Bước 4. Xóa vùng chọn sau khi co rồi bỏ vùng chọn (kết quả nhận được như Hình 6d).

Hinh 6

b) Lồng hình

- Tại một số điểm giao giữa hai đối tượng lồng nhau, đối tượng này phải ở trên hoặc ở dưới đối tượng kia.

Ví dụ:

Hinh 7

Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Chọn lớp cần đưa hình ảnh của nó lên trên hình ảnh của lớp kia tại điểm giao. cắt. Ví dụ, chọn lớp Vòng 1.

+ Bước 2: Tạo một vùng chọn tại điểm giao cắt sao cho nó bao quanh phần hình ảnh đối tượng cần đưa nó lên trên đối tượng kia, ví dụ như ở Hình 8a.

Hinh 8

+ Bước 3. Nhấn liên tiếp hai tổ hợp phím Ctrl+CCtrl+V để thực hiện sao chép hình ảnh của lớp đang chọn tại vùng chọn. Một lớp động (Floating Section) xuất hiện như Hình 8b. Nháy đúp chuột vào lớp này và đổi tên lớp để tạo một lớp mới thay thế lớp động. Di chuyển lớp mới lên trên lớp đối tượng cần đưa nó xuống dưới (Hình 8c). Ví dụ, sau khi đưa lớp Mảnh vòng 1 lên ta được kết quả mong đợi như Hình 7c.

V. SỬ DỤNG ĐƯỜNG DẪN

a) Đường dẫn và cách tạo đường dẫn

Để vẽ hình có hình dạng tùy ý cần sử dụng đường dẫn (Path).

- Bước 1. Nháy chuột vào công cụ Paths.

- Bước 2. Lần lượt nháy chuột tại các điểm (gọi là các điểm mốc), theo thứ tự đó chúng tạo thành đường dẫn cần vẽ. Nếu kéo thả điểm mốc cuối cùng trùng với điểm mốc đầu tiên thì sẽ nhận được đường dẫn khép kín (Hình 9a).

- Bước 3. Khi một đường dẫn được tạo ra, biểu tượng của nó sẽ xuất hiện trong bảng quản lí đường dẫn Paths (Hình 9b). Nháy đúp chuột vào tên đường dẫn để gõ tên mới cho nó (Hình 9c).

Hinh 9

b) Thiết kế và chỉnh sửa đường dẫn
Bảng tùy chọn của công cụ Paths cho phép chuyển đổi giữa chế độ thiết kế (Design) và chế độ chỉnh sửa (Edit).

- Uốn cong đoạn nối

Hinh 10

Điều chỉnh tiếp tuyến của đường cong.

Hinh 11

- Di chuyển điểm mốc

Hinh 12

- Thêm điểm mốc.

Hinh 13

c) Các thao tác cơ bản đối với đường dẫn

Hoạt động 2:

- Vẽ được Hình a và cách vẽ gồm các bước sau:

+ Bước 1. Tạo đường cơ sở qua 4 điểm mốc (4 góc) của trái tim.

+ Bước 2. Uốn các đường dẫn để tạo thành các nét cong.

+ Bước 3. Tô màu cho đường dẫn (sử dụng lệnh Stroke Path).

–Vẽ được Hình b nhưng không có đường viền màu mảnh bên trong và cách vẽ gồm các bước sau:

+ Bước 1 và Bước 2 thực hiện như cách vẽ Hình 6a.

+ Bước 3. Tô màu cho vùng ảnh xác định bởi đường dẫn (sử dụng lệnh Fill Path).

- Vẽ Hình b có đường viền màu vàng bên trong:

+ Bước 4. Chuyển đổi đường dẫn thành vùng chọn.

+Bước 5. Co vùng chọn, khoảng với độ dày khoảng 30 và tô màu vàng cho vùng chọn sau khi co.

+ Bước 6. Co vùng chọn với độ dày khoảng 5, tô màu đỏ cho vùng chọn sau khi và bỏ chọn.

- Vẽ hình c:

+ Bước 1. Sử dụng công cụ Paths để vẽ nửa trái tim bên trái, chuyển đường dẫn thành vùng chọn và tô màu đỏ cho vùng chọn. Cuối cùng bỏ chọn.

+ Bước 2. Sao chép ảnh sang lớp ảnh mới, chi chuyển và lấy đối xứng ảnh. Tô màu vàng cho ảnh.

VI. KĨ THUẬT THIẾT KẾ “CẮT XÉN CHI TIẾT THỪA”

Cắt xén chi tiết thừa là kĩ thuật thiết kế sử dụng kết hợp đường dẫn và vùng chọn. Mỗi chi tiết thừa của một hình ảnh nào đó được cắt xén theo ba bước sau:

- Bước 1. Xác định vùng chọn để khoanh vùng chỗ cần cắt xén.

- Bước 2. Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn.

- Bước 3. Bỏ vùng chọn.

hinh 14

Xem thêm các bài Giải Tin học 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Tin học 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập