I. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG MÔ TẢ THUẬT TOÁN
- Cấu trúc rẽ nhánh:
- Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh của Hình 1b:
II. ĐIỀU KIỆN RẼ NHÁNH
- Trong mô tả thuật toán, <điều kiện>
rẽ nhánh là một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
- Phép so sánh hai giá trị hay so sánh hai biểu thức sẽ cho ta một biểu thức logic.
Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python
So sánh |
Kí hiệu trong Python |
Lớn hơn |
> |
Lớn hơn hoặc bằng |
>= |
Nhỏ hơn |
< |
Nhỏ hơn hoặc bằng |
<= |
Bằng |
== |
Khác |
!= |
- Ví dụ 1: Bảng 2 minh họa một số <điều kiện> được biểu diễn bằng phép so sánh viết trong Python và giá trị logic tương ứng của nó
Điều kiện |
Giá trị logic của điều kiện với A = 5, B = 10 |
A < B |
True |
A*A + B*B <= 100 |
False |
A + 5 != B |
False |
2*A == B |
True |
Một số phép toán logic
Phép tính |
Biểu thức |
Ý nghĩa |
and |
x and y |
Cho kết quả True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị True |
or |
x or y |
Cho kết quả False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False |
not |
not x |
Đảo giá trị logic của x |
- Ví dụ 2: Bảng 3 cho ta một số ví dụ về <điều kiện> được tạo thành do kết nối một vài biểu thức logic lại bằng các phép tính logic
Điều kiện |
Giá trị của biểu thức logic điều kiện A = 5, B = 10 |
(A < B) and (A + 5 != B) |
False |
(3*A > B) or (2*A == B) |
True |
not (A*A + B*B <= 100) |
True |
III. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH PYTHON
- Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh cơ bản:
+ Câu lệnh rẽ nhánh if:
Cách viết:
if <điều kiện>:
câu lệnh hay nhóm câu lệnh
Sơ đồ khối:
Ví dụ:
+ Câu lệnh rẽ nhánh if - else:
Cách viết:
if <điều kiện>:
câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1
else :
câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2
Sơ đồ khối:
Ví dụ:
Chú ý:
Các câu lệnh ở khối trong viết lùi vào các đầu dòng nhiều hơn các câu lệnh khối ngoài.
Các câu lệnh ở cùng một khối có khoảng cách ở đầu dòng như nhau.
- Ví dụ 4: