I. NGUỒN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU:
- Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc, … đa dạng là nguồn thông tin vô tận.
- Nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu. Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.
II. QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
a) Từ thông tin thành dữ liệu
- Thông tin được lưu trữ hay gửi đi dưới dạng dữ liệu chữ và số, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu âm thanh.
=> Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau
b) Từ dữ liệu đến thông tin
- Dữ liệu là: văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … Dữ liệu là nguồn thông tin.
- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.
- Bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin và đầu ra là thông tin hữu ích.
HĐ:
1) Đây là bài toán xử lí thông tin.
2) Đầu vào của bài toán là thông tin: điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp.
Dữ liệu là bảng điểm tổng kết các môn học.
3) Đầu ra của bài toán là thông tin: danh sách đề nghị tuyên dương, khen thưởng.
Dữ liệu là: những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp.
- Thông tin có thể được biểu diễn dưới
III. PHÂN BIỆT DỮ LIỆU VỚI THÔNG TIN
- Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin.
- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.
IV. TIN HỌC VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG TIN HỌC
- Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình xử lí thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật – chủ yếu bằng máy tính
- Xử lí thông tin là tìm ra thông tin từ dữ liệu.
- Công nghệ thông tin: tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại (chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông) nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
V. CÁC BƯỚC XỬ LÍ THÔNG TIN CỦA MÁY TÍNH
- Các bước xử lí thông tin của máy tính tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin của con người.
- Máy tính đã thực hiện 3 bước để xử lí thông tin:
+ Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số;
+ Xử lí dữ liệu;
+ Đưa kết quả xử lí ra cho con người.
VI. THÁP DỮ LIỆU – THÔNG TIN – TRI THỨC
VII. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Ví dụ: bạn An và bạn Minh muốn trao đổi nội dung về học tập, đời sống với nhau nhưng 2 bạn lại có khoảng cách khá xa. Một trong hai bạn có thể sử dụng những cách sau để liên lạc:
- Gọi nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại di động. (dạng lời nói)
- Gọi video call cho nhau bằng ứng dụng của điện thoại thông minh. (dạng hình ảnh)
- Ghi âm vào băng cát xét sau đó gửi cho nhau. (dạng âm thanh)
- Viết thư sau đó gửi thư qua bưu điện. (dạng chữ viết).
Câu 2:
- Đầu vào: thông tin (dữ liệu đầu vào)
- Đầu ra: Thông tin hữu ích.
Đầu vào của bài toán xử lí thông tin là những dữ liệu mà con người hay máy tính có thể xử lí được. Đầu ra của bài toán trên chính là kết quả của bài toán thông tin, ở đây là thông tin cần thiết. Nếu là trên máy tính thì sẽ hiển thị ở các thiết bị đầu ra để chúng ta có thể nhận biết được.