BÀI 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á
1. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CỦA CHÂU Á
- Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.
- Trên bản đồ, châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
- Trình độ phát triển ở châu Á rất khác nhau, nhưng chủ yếu là các nước đang phát triển.
2. CÁC KHU VỰC THUỘC CHÂU Á
a. Khu vực Bắc Á
- Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông Xi-bia.
- Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính lục địa sâu sắc
- Khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn: dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,…
- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông với nguồn thuỷ năng lớn.
- Rừng có diện tích lớn, được bảo tồn tương đối tốt, chủ yếu là rừng lá kim.
b. Khu vực Trung Á
- Trung Á là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương, có diện tích trên 4 triệu km.
- Địa hình thấp dần từ đông sang tây
+ Phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai
+ Phía tây là cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hổ Ca-xpi
+ Trung tâm là hồ A-ran.
- Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, vàng và nhiều kim loại màu khác.
- Khí hậu: ôn đới lục địa khô. Lượng mưa rất thấp.
- Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa ri-a đều đổ vào hồ A-ran.
- Cảnh quan tự nhiên chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.
c. Khu vực Tây Á
- Tây Á bao gồm: bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà. Địa hình có nhiều núi và sơn nguyên.
- Khoáng sản chính là dầu mỏ với hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ thế giới
- Khí hậu khô hạn và nóng. Lượng mưa rất thấp, một số vùng gần Địa Trung Hải có mưa nhiều hơn.
- Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.
- Cảnh quan tự nhiên phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.
d. Khu vực Nam Á
- Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km.
- Địa hình bao gồm:
+ Hệ thống núi Hi- ma-lay-a chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở phía bắc
+ Sơn nguyên I-ran ở phía tây
+ Sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng ở phía nam
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng
- Nam Á phần lớn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Có nhiều hệ thống sông lớn (Ấn, Hằng, Bra-ma-pút), bồi đáp nên vùng đồng bằng màu mỡ.
- Thảm thực vật chủ yếu: rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.
e. Khu vực Đông Á
- Khu vực Đông Á rộng khoảng 11,5 triệu km$^{2}$, gồm phần đất liền và hải đảo. Phần đất liền chiếm hơn 96% diện tích.
- Địa hình đa dạng:
+ Phía tây có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn.
+ Phía đông có nhiều núi trung bình, thấp và đồng bằng rộng. Phần hải đảo có địa hình phần lớn là đồi núi.
- Có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.
- Các khoáng sản chính là: than, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, man-gan,...
- Phần hải đảo và phía đông phần đất liền có khí hậu gió mùa.
- Những nơi rừng bao phủ có hệ động vật đa dạng, nhiều loài đặc hữu.
- Phía tây phần đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn, phát triển cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.
- Một số sông lớn ở khu vực Đông Á: Trường Giang, Hoàng Hà,... Các sông có nhiều giá trị, tuy nhiên vào mùa mưa sông hay gây ngập lụt.
g. Khu vực Đông Nam Á
- Đông Nam Á rộng khoảng 4,5 triệu km, gồm hai phần: phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai):
+ Phần đất liền có các dãy núi cao trung bình hướng bắc - nam và đông bắc - tây nam, xen kẽ là các thung lũng sông cắt xẻ sâu, làm địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa phân bố ở ven biển và hạ lưu các sông.
+ Phần hải đảo có nhiều đổi, núi, ít đồng bằng, nhiều núi lửa hoạt động và thường xảy ra động đất, sóng thần.
- Phần đất liên có khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều.
- Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.
- Mạng lưới sông tương đối dày, các sông chính: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng,...
- Rừng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, thành phần loài phong phú.
- Khoáng sản: dầu mỏ, khí tư nhiên, than đá, sắt, thiếc, đồng,...