3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Phân tích vai trò của nguồn lực dân cư, lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2: Phân tích vai trò của nguồn lực khoa học – kĩ thuật, công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 3: Phân tích vai trò của nguồn lực thị trường đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa nguồn lực kinh tế với phát triển kinh tế?
Bài Làm:
Câu 1:
Dân cư, nguồn lao động là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế:
+ Dân cư, lao động với hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng; là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế.
+ Dân cư, lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ; như vậy, tham gia vào việc tạo nhu cầu của nền kinh tế. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế.
Câu 2:
Khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế:
+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (ví dụ: khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyên từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc, lao động trí tuệ, làm tăng năng suất lao động).
+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. theo san
+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 3:
- Thị trường: Là động lực phát triển kinh tế.
- Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 4:
Nguồn lực kinh tế |
Phát triển kinh tế |
Nguồn lực được hiểu là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội của một quốc gia. Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực con người, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội. |
Điều kiện là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả điều kiện lẫn tài nguyên: + Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản) và các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. + Điều kiện kinh tế – xã hội: Các yếu tố dân cư và lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, + Chính sách, thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật. |