Câu 6: Trang 208 Sgk Vật lí lớp 11
Một học sinh cận thị có các điểm Cc , Cv cách mắt lần lượt 10cm và 90 cm, Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chừng ở kính lúp nói trên ở vô cực. Cho OCc = 25cm. Tính số bội giác.
Bài Làm:
a) OCc = 10cm , OCv = 90cm, D = 10dp
Tiêu cự của kính là f = $\frac{1}{D}$ = 0,1 (m) = 10 (cm)
Học sinh cận thị thấy rõ vật ở khoảng cách xa nhất dv khi ảnh ảo của nó ở cực viễn Cv và kính đeo sát mắt (l=0) : d'v= l- OCv = - 90cm
=> dv = $\frac{d'_{v}.f}{d'_{v}-f}$ = $\frac{10.(-90)}{-90-10}$ = 9 (cm)
Học sinh cận thị thấy rõ vật ở khoảng cách gần nhất dc khi ảnh ảo của nó ở cực cận Cc và kính đeo sát mắt (l=0) : d'c = l - OCc = -10cm
=> dc = $\frac{d'_{c}.f}{d'_{c}-f}$ = $\frac{10.(-10)}{-10-10}$ = 5 (cm)
Vậy vật phải đặt trong khoảng 5cm $\leq$ x $\leq$ 9cm
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật ngắm chừng kính lúp nói trên ở vô cực , OCc = 25cm thì số bội giác có giá trị bằng :
$G_{\infty }=\frac{Đ}{f}$ = $\frac{0,25}{0,1}$ = 2,5 (dp)