Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Bài Làm:

A. Tác giả 

- Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958)

- Quê quán: Hải Dương

- Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc,

- Tác phẩm chính: Góc sân và khoảng trời, từ góc sân nhà em, khúc hát người anh hùng,...

B. Tác phẩm 

1. Thể loại: Thơ tự do 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ sáng tác vào năm 1982 trong một lần đi thăm những người chiến sĩ nơi đảo xa của nhà thơ Trần Đăng Khoa. 

- Bài thơ được trích từ tập “Tuyển thơ” của nhà xuất bản Văn học

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục:

- Đoạn 1,2,3: Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo

- Đoạn 4,5,6: Buổi biểu diễn của những người lính đảo

- Đoạn 7,8,9,10: Buổi biểu diễn đến cao trào 

5. Tóm tắt:

Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó?

Xem lời giải

Câu 2: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.

Xem lời giải

Câu 4: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Xem lời giải

Câu 5: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải

Câu 6: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,..của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo?

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Phân tích tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

Xem lời giải

Câu 4. Em thích nhất khổ thơ nào trong văn bản? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 5. Qua bà thơ, em cảm nhận như thế nào về tính cách của những người lính đảo?

Xem lời giải

Câu 6. Hãy nhận xét về tình yêu đối với quê hương, đất nước của những người lính đảo được thể hiện qua bài thơ. Từ đó, liên hệ với bản thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và bản thân em nói riêng.

Xem lời giải

Câu 7. Em hãy so sánh hình ảnh người lính hiện lên trong văn bản và hình ảnh người lính trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập