Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân chín” là của tác giả nào sau đây?
- A. Đỗ Phủ
- B. Xuân Diệu
-
C. Hàn Mặc Tử
- D. Huy Cận
Câu 2: Tác phẩm Mùa xuân chín được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-
A. Khi Hàn Mặc Tử chuyển công tác từ Quy Nhơn lên Đà Lạt.
- B. Khi Hàn Mặc Tử sắp từ giã cuộc đời.
- C. Khi Hàn Mặc Tử đang phải vật lộn với căn bệnh hủi
- D. Khi Hàn Mặc Tử bị người yêu hủy hôn.
Câu 3: Tác phẩm Mùa xuân chín được viết năm bao nhiêu?
- A. 1935
- B. 1936
-
C. 1937
- D. 1938
Câu 4: Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?
- A. Năm chữ
- B. Lục bát
-
C. Bảy chữ
- D. Tám chữ
Câu 5: Nhan đề Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những loại từ nào?
-
A. Danh từ và động từ.
- B. Danh từ và số từ.
- C. Số từ và tính từ.
- D. Động từ và lượng từ.
Câu 6: Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ Mùa xuân chín?
“Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.”
- A. Khổ 1
- B. Khổ 2
- C. Khổ 3
-
D. Khổ 4
Câu 7: Dòng nào sau đây được xem là nội dung đầy đủ của bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử?
- A. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp lúc giao mùa.
- B. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người tươi đẹp.
-
C. Bài thơ là bức tranh thiên, con người tươi đẹp và tình cảm yêu mến của nhà thơ.
- D. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ trước thiên nhiên đất trời.
Câu 8: Đâu không phải là nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân chín?
- A. Bài thơ nổi bật với bút pháp gợi tả.
- B. Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.
-
C. Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo.
- D. Các hình ảnh biểu hiện nội tâm.
Câu 9: Bài thơ Mùa xuân chín được rút ra từ tập thơ nào?
- A. Hương thơm.
-
B. Đau thương.
- C. Gái quê.
- D. Chơi giữa mùa trăng.
Câu 10: Bài thơ Mùa xuân chín thuộc phong trào thơ nào?
-
A. Thơ mới
- B. Thơ Cách mạng
- C. Thơ lãng mạng
- D. Thơ hiện thực
Câu 11: “Làn nắng ửng” trong câu thơ Trong làn nắng ửng khói mơ tan được hiểu là?
-
A. Ánh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.
- B. Ánh nắng rực rỡ, chói chang của mùa hè.
- C. Ánh nắng vàng tinh khôi của sớm mùa thu.
- D. Ánh nắng nhẹ, ấm áp của mùa đông.
Câu 12: Sự vật nào dưới đây không xuất hiện trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân chín?
- A. Làn nắng ửng.
-
B. Khói mơ tan.
- C. Đám mây hồng.
- D. Tà áo biếc.
Câu 13: Câu thơ "Sột soạt gió trêu tà áo biếc" có sử dụng những biện pháp tu từ nào?
-
A. Nhân hóa, đảo ngữ, hoán dụ.
- B. So sánh, điệp ngữ, ẩn dụ.
- C. Ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.
- D. Ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa.
Câu 14: Câu thơ “Trên giàn thiên lí.” Xét về mặt cấu tạo thuộc kiểu câu gì?
- A. Câu rút gọn.
-
B. Câu đặc biệt.
- C. Câu đơn.
- D. Câu ghép.
Câu 15: Hình ảnh “đám xuân xanh” trong câu thơ “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy” ẩn dụ cho điều gì?
- A. Mùa xuân tươi đẹp của đất nước.
- B. Những thế hệ măng non của đất nước.
-
C. Những người trẻ tuổi.
- D. Môi trường xanh sạch đẹp.
Câu 16: Đâu là nhận xét đúng về thiên nhiên và con người trong khổ thơ thứ hai của bài Mùa xuân chín?
-
A. Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
- B. Thiên nhiên và con người mang vẻ u uất, trầm buồn trước sự giao mùa.
- C. Thiên nhiên và con người mang vẻ man mác, bâng khuâng trước thời khắc mùa tàn.
- D. Thiên nhiên và con người mang vẻ bẽn lẽn, thẹn thùng trước thời gian.
Câu 17: Câu thơ "Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi" sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Ẩn dụ
-
B. So sánh
- C. Hoán dụ
- D. Nhân hóa
Câu 18: Đâu là từ láy tượng thanh xuất hiện trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Mùa xuân chín?
- A. Vắt vẻo
- B. Hổn hển
-
C. Thầm thĩ
- D. Lưng chừng
Câu 19: Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong khổ thơ thứ tư là gì?
- A. Buồn bã, tê tái, thê lương.
- B. Nhớ và nuối tiếc quá khứ.
- C. Hạnh phúc dâng tràn trước thiên nhiên.
-
D. Đau khổ vì bệnh tật dày vò.
Câu 20: Câu hỏi tu từ: Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? thể hiện cảm xúc gì của tác giả Hàn Mặc Tử?
-
A. Sự băn khoăn, nỗi lo âu cho hiện tại, cho sự phôi phai theo thời gian.
- B. Nỗi nhớ về một thời tươi đẹp đã xa.
- C. Nỗi nghẹn ngào khi nghĩ về những thân phận cơ cực.
- D. Sự uất ức khi cuộc sống không như ý nguyện.