CHƯƠNG IX. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
BÀI 1. TỌA ĐỘ CỦA VECTƠ
1. TỌA ĐỘ CỦA VECTƠ ĐỐI VỚI MỘT HỆ TRỤC TỌA ĐỘ
HĐKP1:
+ Vectơ $\underset{i}{\rightarrow}$ có:
-
độ lớn bằng 1
-
phương: nằm ngang
-
chiều: cùng chiều với chiều dương trục hoành
+ Vectơ $\underset{j}{\rightarrow}$ có:
-
độ dài bằng 1
-
phương: thẳng đứng
-
chiều: cùng chiều với chiều dương trục tung
=> Độ lớn của $\underset{i}{\rightarrow}$ bằng độ lớn của $\underset{j}{\rightarrow}$, phương và chiều của hai vectơ vuông góc với nhau.
Kết luận:
-
Trục tọa độ
Trục tọa độ (trục) là một đường thẳng trên đó đã xác định một điểm O (điểm gốc) và một vectơ $\underset{e}{\rightarrow}$ có độ dài bằng 1 gọi là vectơ đơn vị của trục.
Ta kí hiệu trục đó là (O; $\underset{e}{\rightarrow}$).
-
Hệ trục tọa độ:
Hệ trục tọa độ (O; $\underset{i}{\rightarrow}$; $\underset{j}{\rightarrow}$) gồm hai trục (O; $\underset{i}{\rightarrow}$) và (O;$\underset{j}{\rightarrow}$) vuông góc với nhau. Điểm gốc O chung của hai trục gọi là gốc tọa độ. Trục (O;$\underset{i}{\rightarrow}$) được gọi là trục hoành và kí hiệu Ox, trục (O; $\underset{j}{\rightarrow}$) được gọi là trục tung và kí hiệu Oy. Các vectơ $\underset{i}{\rightarrow}$ và $\underset{j}{\rightarrow}$ là các vectơ đơn vị trên Ox và Oy. Hệ trục tọa độ (O; $\underset{i}{\rightarrow}$; $\underset{j}{\rightarrow}$) còn được kí hiệu là Oxy.
* Chú ý:
Mặt phẳng mà trên đó đã cho một hệ trục tọa độ Oxy được gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy, hay gọi tắt là mặt phẳng Oxy.
-
Tọa độ của một vectơ
HĐKP2:
$\underset{a}{\rightarrow}$=$\underset{OA}{\rightarrow}$=$\underset{OA_{1}}{\rightarrow}$+$\underset{OA_{2}}{\rightarrow}$=x$\underset{i}{\rightarrow}$+y$\underset{j}{\rightarrow}$
Trong mặt phẳng Oxy, cặp số (x; y) trong biểu diễn $\underset{a}{\rightarrow}$ = x.$\underset{i}{\rightarrow}$ + y.$\underset{j}{\rightarrow}$ được gọi là tọa độ của vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$, kí hiệu $\underset{a}{\rightarrow}$ = (x; y), x gọi là hoành độ, y gọi là tung độ của vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$.
* Chú ý:
-
$\underset{a}{\rightarrow}$ = (x; y) <=> $\underset{a}{\rightarrow}$ = x. $\underset{i}{\rightarrow}$ + y.$\underset{j}{\rightarrow}$
-
Nếu cho $\underset{a}{\rightarrow}$ = (x; y) và b = (x'; y') thì
$\underset{a}{\rightarrow}$ = $\underset{b}{\rightarrow}$ <=> $\left\{\begin{matrix}x=x' & \\ y=y' & \end{matrix}\right.$
-
Tọa độ của một điểm
HĐKP3:
$\underset{OM}{\rightarrow}$ = {x;y}
=> Trong mặt phẳng tọa độ, cho một điểm M tùy ý. Tọa độ vectơ $\underset{OM}{\rightarrow}$ được gọi là tọa độ của điểm M.
Nhận xét:
-
Nếu $\underset{OM}{\rightarrow}$=(x;y) thì cặp số (x;y) là tọa độ của điểm M, kí hiệu M(x; y), x gọi là hoành độ, y gọi là tung độ của điểm M.
-
M (x;y) <=> $\bar{OM}$=x$\underset{i}{\rightarrow}$+y$\underset{j}{\rightarrow}$
Chú ý: Hoành độ của điểm M còn được kí hiệu là x$_{M}$ ; tung độ của điểm M còn được kí hiệu là y$_{M}$. Khi đó ta viết M(x$_{M}$; y$_{M}$).
Ví dụ 1: SGK – tr 39
Thực hành 1.
a)
b) Do D(-1; 4), E(0; -3), F(5; 0) nên $\underset{OD}{\rightarrow}$ = (-1; 4), $\underset{OE}{\rightarrow}$ = (0; -3), $\underset{OF}{\rightarrow}$ = (5; 0)
c) $\underset{i}{\rightarrow}$ = (1; 0), $\underset{j}{\rightarrow}$ = (0; 1)
Vận dụng 1.
a) AB = DC = AC.cos 30$^{\circ}$ = 240.cos30$^{\circ}$ = 120$\sqrt{3}$ (km)
BC = AD = AC.sin30$^{\circ}$ = 240.sin30$^{\circ}$ = 120 (km)
b) $\underset{v}{\rightarrow}$ = 120$\sqrt{3} \underset{i}{\rightarrow}$ + 120$\underset{j}{\rightarrow}$
c) $\underset{v}{\rightarrow}$ = (120$\sqrt{3}$; 120)
2. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VECTƠ
HĐKP4:
a) $\underset{a}{\rightarrow}$ + $\underset{b}{\rightarrow}$ = a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + a$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$ + b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$ = (a$_{1}$1 + b$_{1}$)$\underset{i}{\rightarrow}$ + (a$_{2}$ + b$_{2}$)$\underset{j}{\rightarrow}$
$\underset{a}{\rightarrow}$ - $\underset{b}{\rightarrow}$ = a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + a$_{2}$j - b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ - b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$ = (a$_{1}$ - b$_{1}$)$\underset{i}{\rightarrow}$ + (a$_{2}$ - b$_{2}$)$\underset{j}{\rightarrow}$
k$\underset{a}{\rightarrow}$ = k(a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + a$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$) = ka$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + ka$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$
b) $\underset{a}{\rightarrow}$ . $\underset{b}{\rightarrow}$ = (a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + a$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$)(b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$) = a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$. b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ +a$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$. b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$ + a$_{2}$j. b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}$ + a$_{2}$j. b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}$
= a$_{1}$b$_{1} \underset{i}{\rightarrow}^{2}$+ a$_{1}$b$_{2} \underset{i}{\rightarrow}$$\underset{j}{\rightarrow}$ + a$_{2}$.b$_{1} \underset{i}{\rightarrow} \underset{j}{\rightarrow}$ + a$_{2}$b$_{2} \underset{j}{\rightarrow}^{2}$
= a$_{1}$b$_{1}$.1$^{2}$ + a$_{1}$b$_{2}$.0+ a$_{2}$.b$_{1}$.0 + a$_{2}$b$_{2}$.1$^{2}$ (vì $\underset{i}{\rightarrow} \perp \underset{j}{\rightarrow}$)
= a$_{1}$b$_{1}$ + a$_{2}$b$_{2}$
⇒ Kết luận:
Cho hai vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$=(a$_{1}$; a$_{2}$), $\underset{b}{\rightarrow}$=(b$_{1}$; b$_{2}$) và số thực k. Khi đó:
1) $\underset{a}{\rightarrow}$ + $\underset{b}{\rightarrow}$ = (a$_{1}$ + b$_{1}$ ; a$_{2}$ + b$_{2}$);
2) $\underset{a}{\rightarrow}$ - $\underset{b}{\rightarrow}$ = (a$_{1}$ - b$_{1}$ ; a$_{2}$ + b$_{2}$);
3) k.$\underset{a}{\rightarrow}$ = (k.a$_{1}$ ; ka$_{2}$);
4) $\underset{a}{\rightarrow}$ . $\underset{b}{\rightarrow}$ = a$_{1}$ .b$_{1}$ + a$_{2}$ .b$_{2}$);
Ví dụ 2: SGK-tr41
Thực hành 2:
a) $\underset{m}{\rightarrow}$ + $\underset{n}{\rightarrow}$ = (-6 + 0; 1 - 2) = (-6; -1)
$\underset{m}{\rightarrow}$ - $\underset{n}{\rightarrow}$ = (-6 - 0; 1 + 2) = (-6; 3)
10m = (10. (-6); 10. 1) = (-60; 10)
-4$\underset{n}{\rightarrow}$ = (-4. 0; -4.(-2)) = (0; 8)
b) $\underset{m}{\rightarrow}$ . $\underset{n}{\rightarrow}$ = -6. 0 + 1. (-2) = -2
(10$\underset{m}{\rightarrow}$).(-4$\underset{n}{\rightarrow}$) = -60. 0 + 10. 8 = 80
Vận dụng 2:
$\underset{v}{\rightarrow}$ + $\underset{w}{\rightarrow}$ = (10 +3,5; -8 + 0) = (13,5; -8)
3. ÁP DỤNG CỦA TỌA ĐỘ VECTƠ
Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ trong mặt phẳng
HĐKP5:
Vì A(x$_{A}$; y$_{A}$), B(x$_{B}$; y$_{B}$)
=> $\underset{OA}{\rightarrow}$ = {x$_{A}$; y$_{A}$); $\underset{OB}{\rightarrow}$ = (x$_{B}$; y$_{B}$)
Ta có: $\underset{AB}{\rightarrow}$ = $\underset{OB}{\rightarrow}$ - $\underset{OA}{\rightarrow}$ = (x$_{B}$ - x$_{A}$; y$_{B}$ - y$_{A}$)
Kết luận:
Cho hai điểm A (x$_{A}$; y$_{A}$); B(x$_{B}$; y$_{B}$). Ta có:
$\underset{AB}{\rightarrow}$ = (x$_{B}$ – x$_{A}$ ; y$_{B}$ – y$_{A}$)
Ví dụ 3: SGK-tr42
Thực hành 3: E (9; 9) ; F(8; -7); G(0;-6)
$\underset{FE}{\rightarrow}$ = (x$_{E}$ - x$_{F}$; y$_{E}$ - y$_{F}$) = (9 - 8; 9 - (-7)) = (1; 16)
$\underset{FG}{\rightarrow}$ = (x$_{G}$ - x$_{F}$; y$_{G}$ - y$_{F}$) = (0 - 8; -6 -(-7)) = (-8; 1)
$\underset{EG}{\rightarrow}$ = (x$_{G}$ - x$_{E}$; y$_{G}$ - y$_{E}$) = (0 - 9; -6 - 9) = (-9; -15)
Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác.
HĐKP6.
a) Vì M là trung điểm AB nên: $\underset{AM}{\rightarrow}$ = $\frac{1}{2} \underset{AB}{\rightarrow}$
$\underset{OM}{\rightarrow}$ - $\underset{OA}{\rightarrow}$ = $\frac{1}{2}$ ($\underset{OB}{\rightarrow}$ - $\underset{OA}{\rightarrow}$)
$\underset{OM}{\rightarrow}$ = $\frac{1}{2}$ ($\underset{OA}{\rightarrow}$ + $\underset{OB}{\rightarrow}$)
b) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên 3$\underset{OG}{\rightarrow}$ = $\underset{OA}{\rightarrow}$ + $\underset{OB}{\rightarrow}$ + $\underset{OC}{\rightarrow}$
<=> $\underset{OG}{\rightarrow}$ = $\frac{1}{3}$ ($\underset{OA}{\rightarrow}$ + $\underset{OB}{\rightarrow}$ + $\underset{OC}{\rightarrow}$)
c) M($\frac{x_{A}+x_{B}}{2}$;$\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$); G($\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}$;$\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$)
Kết luận:
Cho hai điểm A (x$_{A}$; y$_{A}$) và B (x$_{B}$; y$_{B}$). Tọa độ trung điểm M (x$_{M}$; y$_{M}$) của đoạn thẳng AB là:
x$_{M}$ = $\frac{x_{A}+x_{B}}{2}$ ; y$_{M}$ = $\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$
Cho tam giác ABC có A (x$_{A}$; y$_{A}$); B(x$_{B}$ ; y$_{B}$); C (x$_{C}$; y$_{C}$). Tọa độ trọng tâm G (x$_{G}$; y$_{G}$) của tam giác ABC là:
x$_{G}$ =$\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}$; y$_{G}$ = $\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$;
Ví dụ 4: SGK-tr42
Thực hành 4.
a) Ta có: x$_{M}$ = $\frac{x_{Q}+x_{S}}{2}$ = $\frac{7+5}{2}$ = 6; y$_{M}$ = $\frac{y_{Q}+y_{S}}{2}$ = $\frac{-2+8}{2}$ = 3
Vậy M(6; 3)
b) Ta có: x$_{G}$ = $\frac{x_{Q}+x_{R}+x_{S}}{3}$=$\frac{7+(-4)+5}{3}$ =$\frac{8}{3}$; y$_{G}$ = $\frac{y_{Q}+y_{R}+y_{S}}{3}$; =$\frac{-2+9+8}{3}$ = 5
Vậy G($\frac{8}{3}$; 5)
Ứng dụng biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
HĐKP7.
a) $\underset{a}{\rightarrow} \perp \underset{b}{\rightarrow}$ <=> $\underset{a}{\rightarrow}$. $\underset{b}{\rightarrow}$= 0 <=> a$_{1}$b$_{1}$ + a$_{2}$b$_{2}$ = 0
b) $\underset{a}{\rightarrow}$ và $\underset{b}{\rightarrow}$ cùng phương
<=> $\left\{\begin{matrix}a_{1}=tb_{1} & \\ a_{2}=tb_{2} & \end{matrix}\right.$ hay $\left\{\begin{matrix}b_{1}=ka_{1} & \\ b_{2}=ka_{2} & \end{matrix}\right.$
<=> a$_{1}$b$_{1}$ + a$_{2}$b$_{2}$ = 0
c) |$\underset{a}{\rightarrow}$| = $\sqrt{(\underset{a}{\rightarrow})^{2}}$=$\sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}}$;
d) $\underset{AB}{\rightarrow}$ = (x$_{B}$ - x$_{A}$; y$_{B}$ - y$_{A}$)
=>AB = $\sqrt{(\underset{AB}{\rightarrow})^{2}}$=$\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}}$;
e) cos($\underset{a}{\rightarrow}$, $\underset{b}{\rightarrow}$) = $\frac{\underset{a}{\rightarrow}.\underset{b}{\rightarrow}}{|\underset{a}{\rightarrow}|.|\underset{b}{\rightarrow}|}$=$\frac{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}}{\sqrt{a_{1}^{1}+a_{2}^{2}}.\sqrt{b_{1}^{2}+b_{2}^{2}}}$ ($\underset{a}{\rightarrow}$, $\underset{b}{\rightarrow}$ khác $\underset{0}{\rightarrow}$).
Kết luận:
Cho hai vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$= (x$_{A}$; x$_{B}$), $\underset{b}{\rightarrow}$ = (y$_{A}$; y$_{B}$) và hai điểm A(x$_{A}$; y$_{A}$), B(x$_{B}$; y$_{B}$). Ta có:
-
$\underset{a}{\rightarrow} \perp \underset{b}{\rightarrow}$ <=> $\underset{a}{\rightarrow}$. $\underset{b}{\rightarrow}$= 0 <=> a$_{1}$b$_{1}$ + a$_{2}$b$_{2}$ = 0;
-
$\underset{a}{\rightarrow}$ và $\underset{b}{\rightarrow}$ cùng phương <=>a$_{1}$b$_{1}$+a$_{2}$b$_{2}$=0;
-
|$\underset{a}{\rightarrow}$| = $\sqrt{(\underset{a}{\rightarrow})^{2}}$=$\sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}}$ ;
-
AB = $\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}}$
-
cos($\underset{a}{\rightarrow}$, $\underset{b}{\rightarrow}$) = $\frac{\underset{a}{\rightarrow}.\underset{b}{\rightarrow}}{|\underset{a}{\rightarrow}|.|\underset{b}{\rightarrow}|}$=$\frac{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}}{\sqrt{a_{1}^{1}+a_{2}^{2}}.\sqrt{b_{1}^{2}+b_{2}^{2}}}$($\underset{a}{\rightarrow}$, $\underset{b}{\rightarrow}$ khác $\underset{0}{\rightarrow}$)
Ví dụ 5: SGK-tr43
Thực hành 5.
a) Xét điểm H(x; y), ta có: $\underset{DH}{\rightarrow}$ = (x - 2; y - 2), $\underset{EH}{\rightarrow}$ = (x - 6; y - 2), $\underset{EF}{\rightarrow}$ = (-4; 4)
H(x; y) là chân đường cao của tam giác DEF kẻ từ D, nên ta có:
-
$\underset{DH}{\rightarrow}$. $\underset{EF}{\rightarrow}$ (x - 2).(-4) + (y - 2). 4 = 0 => -4x + 4y = 0 (1)
-
Hai vectơ $\underset{EH}{\rightarrow}$, $\underset{EF}{\rightarrow}$ cùng phương (x - 6). 4 - (y - 2). (-4) = 0 => 4x + 4y - 32 = 0 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}-4x+4y=0 & \\ 4x+4y-32=0 & \end{matrix}\right.$
<=> $\left\{\begin{matrix}x=4 & \\ y=4 & \end{matrix}\right.$
Vậy H(4; 4)
b) Ta có: $\underset{DE}{\rightarrow}$ = (4; 0); $\underset{DF}{\rightarrow}$ = (0; 4); $\underset{EF}{\rightarrow}$ = (-4; 4)
DE = |$\underset{DE}{\rightarrow}$| = $\sqrt{4^{2}+0^{2}}$ = 4
DF = |$\underset{DF}{\rightarrow}$| = $\sqrt{0^{2}+4^{2}}$ = 4
EF = |$\underset{EF}{\rightarrow}$| = $\sqrt{(-4)^{2}+4^{2}}$ = 4$\sqrt{2}$
cosD = cos($\underset{DE}{\rightarrow}$, $\underset{DF}{\rightarrow}$) =$\frac{\underset{DE}{\rightarrow}.\underset{DF}{\rightarrow}}{DE.DF}$ = $\frac{4.0+0.4}{4.4}$ = 0 => $\widehat{D}$ = 90°
Nhận thấy tam giác DEF vuông cân tại D =>$\widehat{E}$ = $\widehat{F}$ = 45°
Vận dụng 3:
a) Ta có: $\underset{AB}{\rightarrow}$ = (60; 10), $\underset{AC}{\rightarrow}$ = (42; -43), $\underset{BC}{\rightarrow}$ = (-18; -53)
Suy ra: AB = |$\underset{AB}{\rightarrow}$| = $\sqrt{60^{2}+10^{2}}$ = 10$\sqrt{37} \approx $60,8
AC = |$\underset{AB}{\rightarrow}$| = $\sqrt{42^{2}+(-43)^{2}} \approx $60,1
cos$\widehat{BAC}$ = cos($\underset{AB}{\rightarrow}$, $\underset{AC}{\rightarrow}$)= $\frac{\underset{AB}{\rightarrow}.\underset{AC}{\rightarrow}}{AB.AC}$ = $\frac{60.42+10.(-43)}{60,8.60,1} \approx $ 0,57 => $\widehat{BAC}$ 55°7'
b) Khoảng cách từ con tàu đến hòn đảo B là: AB $\approx $ 60,8 (km)
Khoảng cách từ con tàu đến hòn đảo C là AC $\approx $ 60,1 (km)