Giải vở BT vật lý 7 bài: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 7 bài: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI

C1. Trên màn chắn vùng màu đen là vùng tối. Vùng này tối vì nó không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Trên màn chắn vùng màu trắng là vùng sáng. Vùng này sáng vì nó nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.

C2. Vùng bóng tối: vùng số 1; Vùng được chiếu sáng đầy đủ: vùng số 3

Độ sáng vùng còn lại sáng hơn vùng số 1, nhưng lại tối hơn vùng số 3. Vùng số 2 gọi là vùng nửa tối, vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Nhận xét:

Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC

C3. Đứng ở nới có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại vì: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến. Vì thế, đứng ở đó, ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.
C4. Người đứng ở điểm A trên Trái đất thấy trăng sáng khi Mặt Trăng ở vị trí (2), (3) và thấy nguyệt thực khi Mặt Trăng ở vị trí (1).

III. VẬN DỤNG

C5. Khi đưa miếng bìa từ từ lại gần màn chắn thì bóng tối thu hẹp lại và rõ nét hơn, bóng nửa tối thu hẹp dần khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa.

C6. Dùng quyển vở che kín bóng đèn ống ta vẫn đọc được trang sách để trên bàn vì: quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.

Ghi nhớ:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

3.2. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất

C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất

D. Khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen

3.4. Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng mặt trời đều song song.

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

3.a. Dùng một đèn pin chiếu một chùm sáng rộng là là trên mặt một tờ giấy trắng đặt trên mặt bàn (hình 3.2). Quan sát vệ sáng ở sau đinh ghim xem có gì khác so với khi chưa cắm ghim 1 ?

Vẽ tiếp hình 3.2

Dùng một đinh ghim thứ 2 cắm lên mặt tờ giấy để đánh dấu đường truyền của một tia sáng phát ra từ đèn, đi qua điểm A (chân của đinh ghim 1).

Rút ra một cách đánh dấu đường truyền của ánh sáng nhờ quan sát bóng tối của một vật nhỏ.

3.b. Ban đêm, trong phòng tối dùng một dây tóc bóng đèn hay một ngọn nến chiếu sáng bức tường. Lấy hai bàn tay ngoắc vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường như hình 3.3. Ta nhìn thấy trên tường một bóng đen hình con chim đang dang cánh bay.

a) Giải thích tại sao bóng hai bàn tay lại thành bóng hình con chim ?

b) Nếu thay đèn dây tóc bằng bóng đèn ống dài thì có thấy rõ cái bóng hình con chim nữa không? Vì sao ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài VBT vật lý 7, hay khác:

Để học tốt VBT vật lý 7, loạt bài giải bài tập VBT vật lý 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Chương 1: Quang học

Chương 2: Âm học

Chương 3: Điện học

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.