Giải vở BT vật lý 7 bài: Sự nhiễm điện do cọ xát

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 7 bài: Sự nhiễm điện do cọ xát. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I - VẬT NHIỄM ĐIỆN

II. VẬN DỤNG

C1. Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

C2. Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

C3. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi xả.

Ghi nhớ:

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát.

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

17.1. Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.

17.2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. một ống bằng gỗ

B. một ống bằng giấy

C. một ống bằng thép

D. một ống bằng nhựa

17.3. Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu (hoặc dùi) đục một lỗ nhỏ sát mép của đấy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai nước khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần tia nước (đoạn tia nước gần đầy chai) trong hai trường hợp: khi chưa cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.

17.4. Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: “ vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo người bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti”

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

17.a. Lúc đầu đưa một thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, thì quả cầu nhựa xốp đứng yên. Sau đó dùng mảnh vải khô cọ xát nhiều lần thước, rồi đưa thước nhựa lại gần quả cầu nhựa xốp nói trên thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây ?

A. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa đẩy ra xa.

B. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa hút lại gần.

C. Lúc đầu quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa hút lại gần, sau đó bị đẩy ra xa.

D. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa đẩy ra xa, sau đó hút lại gần.

17.b. Khi bóc vỏ nilông bọc quanh nắp chai nước khoáng hoặc chai nước ngọt thì thường thấy vỏ nilông này dính bám vào tay, có khi vẩy mạnh tay cũng không rời ra. Đó là vì

A. Vỏ nilông này có một lớp keo nên dính bám vào tay.

B. Vỏ nilông này bị mềm đi nên dính bám vào tay.

C. Vỏ nilông này bị nhiễm điện nên bị hút dính bám vào tay.

D. Vỏ nilông này trở nên có tính chất từ giống như nam châm, nên bị hút dính bám vào tay.

17.c. Có bốn khay đựng từng loại vụn nhỏ là vụn giấy, vụn sắt, vụn gỗ và vụn đồng. Đưa mảnh nilông đã được cọ xát bằng len lần lượt lại gần các vụn giấy này thì mảnh nilông sẽ hút:

A. các vụn gỗ.

B. các vụn sắt.

C. các vụn đồng.

D. các vụn giấy.

Xem lời giải

Xem thêm các bài VBT vật lý 7, hay khác:

Để học tốt VBT vật lý 7, loạt bài giải bài tập VBT vật lý 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Chương 1: Quang học

Chương 2: Âm học

Chương 3: Điện học

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.