C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I. ÔN TẬP
Câu 1: Trang 112 sách VNEN 8 tập 2
Hãy nhớ lại và nói với bạn về các kiến thức mà em đã học trong chương này
- Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào? Nêu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Hình lập phương là hình như thế nào? Nêu công thức tính thể tích của hình lập phương.
- Nêu một số tính chất của hình lăng trụ đứng. Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng.
- Nêu một số tính chất của hình chóp đều. Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp đều.
Bài Làm:
- Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt, mỗi mặt là một hình chữ nhật. Đỉnh của các hình chữ nhật được gọi là đỉnh của hinh hộp, cạnh của các hình chữ nhật được gọi là cạnh của hinh hộp.
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = a.b.c ( trong đó a,b,c là các kích thước của hình hộp chữ nhật).
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
Thể tích của hình lập phương là: V = $a^{3}$ (a là cạnh của hình lập phương).
- Một số tính chất của hình lăng trụ đứng:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đứng đều là hình chữ nhật
+ Cạnh cạnh bên của hình lăng trụ đứng song song và bằng nhau
+ Hai đáy của hình lăng trụ đứng là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.
+ Diện tích xung quang của hình lăng trụ đứng là: Sxq = 2p.h (trong đó p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao).
+ Thể tích của hình lăng trụ đứng là: V = h.Sđ ( trong đó h là chiều cao, Sđ là diện tích đáy).
- Một số tính chất của hình chóp đều:
+ Đáy của hình chóp là một đa giác.
+ Các mặt bên của hình chóp là các hình tam giác.
+ Các cạnh bên của hình chóp đồng quy tại một điểm, điểm đó được gọi là đỉnh của hình chóp.
+ Diện tích xung quang của hình chóp đều là: Sxq = p.d (trong đó p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp đều).
+ Thể tích của hình lăng trụ đứng là: V = $\frac{1}{3}$.h.Sđ ( trong đó h là chiều cao, Sđ là diện tích đáy).