MỞ ĐẦU
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết đâu là côn trùng hại cây trồng? Vì sao?
Câu trả lời:
- Côn trùng hại cây trồng trong hình:
- Hình A. Châu chấu
- Hình B. Sâu keo mùa thu
- Hình G. Rệp
- Lý do: Các côn trùng trên gây hại cho mùa màng, cây trồng:
- Châu chấu ăn lá, gây tổn hại mép lá hay cắt rời phần lớn phiến lá. Chúng cũng gặm nhấm chồi ngọn và thường gây tổn hại cho các cụm hoa.
- Sâu keo mùa thu gây hại cho cây ngô. Sâu mới nở cạp mô lá ở một phía của lá để lại lớp biểu bì mỏng ở mặt đối diện của lá.
- Rệp ăn cây nhà bằng cách hút nhựa cây từ lá, chồi và hoa. Chúng thích tụm lại và ăn những phần cây mới phát triển hoặc nụ hoa của cây, điều này có thể khiến cây phát triển còi cọc, biến dạng lá / hoa, vàng lá và rụng lá / chồi.
2. MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP
2.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Luyện tập:
Câu 1. Quan sát Hình 13.2 và nghiên cứu nội dung mục 2.1, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Câu 2. Vì sao khi thấy bướm xuất hiện đồng loạt, 5-7 ngày sau phun thuốc diệt sâu sẽ có hiệu quả cao?
Câu trả lời:
Câu 1. Quan sát Hình 13.2 và nghiên cứu nội dung mục 2.1, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
- Trứng: hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gần chính ở cả hai mặt lá. Giai đoạn trứng từ 3 - 5 ngày.
- Sâu non: sâu non mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng, thời gian phát triển pha sâu non 15 – 28 ngày. Sâu non nhả tơ cuốn lá lại tạo thành bao để sống, ăn mô làm cho lá bị bạc trắng, cây giảm khả năng quang hợp, hạt bị lép nhiều.
- Nhộng: màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hoá vào ban đêm.
- Trưởng thành: cánh màu vàng rơm, bia cánh có 1 đường viễn màu nâu đậm, giữa cánh cỏ 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn, thời gian sống từ 5 – 10 ngày. Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm, có xu tính dương với ánh sáng đèn.
Câu 2. Nếu thấy bướm rộ trên đồng thì 6 - 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.
Bài tập & Lời giải
2.2. Sâu tơ hại rau họ cải
Luyện tập:
Câu 1. Quan sát Hình 13.3 và nghiên cứu mục 2.2, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu tơ.
Câu 2. Để phòng trừ sâu tơ, người ta thường sử dụng những biện pháp nào? Vì sao?
Xem lời giải
2.3. Ruồi đục quả
Luyện tập
Nghiên cứu mục 2.3 và quan sát Hình 13.4, hãy mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của ruồi đục quả.
Xem lời giải
Phòng trừ ruồi đục quả như thế nào?
Xem lời giải
2.4. Sâu đục thân ngô
Luyện tập
Câu 1. Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngõ.
Câu 2. Cần áp dụng biện pháp nào để phòng trừ sâu đục thân ngô?
Xem lời giải
2.5. Bọ hà hại khoai lang
Luyện tập:
Câu 1. Quan sát Hình 13.6 và nghiên cứu nội dung mục 2.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của bọ hà.
Câu 2. Cần sử dụng biện pháp phòng trừ nào đối với bọ hà?
Xem lời giải
Vận dụng:
- Người dân ở địa phương em thường dùng biện pháp gì để phòng chống bọ hà hại khoai lang?
- Quan sát sâu hại cây trồng ở gia đình, vườn trường, hoặc địa phương và mô tả lại 3 loại sâu hại mà em quan sát được.