Hướng dẫn giải & Đáp án
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nghĩa tường minh của câu là:
- A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
- B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
- C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
- D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
Câu 2: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
- A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây
- B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây
- C. Ăn quả xong nhớ đem hạt đi trồng cây
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:
- A. Diễn tả những nội dung tế nhị
- B. Tăng hiệu quả giao tiếp
- C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
- D. Cả A và B
Câu 4: Từ ngữ toàn dân là gì?
- A. Là từ ngữ được sử dụng trên các kênh VTV
- B. Là từ ngữ miền Bắc, từ ngữ thường dùng của người dân thành phố Hà Nội
- C. Là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
- A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
- B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
- C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
- D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay
Câu 6: “Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!”
Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.
- A. Quả
- B. Nom
- C. Tấc, thước, phân
- D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?
Câu 2 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa"
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nghĩa hàm ẩn của câu là:
- A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
- B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
- C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:
“Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:
- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.”
(Chu Văn, Bão biển)
- A. Ông già đi muộn giờ
- B. Ông già đến khám muộn
- C. Bệnh tình của ông già rất nặng
- D. Ông già bị bác sĩ trách
Câu 3: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?
- A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi
- B. Một điều nhịn chín điều lành
- C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề
- D. Tốt danh hơn lành áo
Câu 4: Hàm ý là gì?
- A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
- B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
- C. Cả đáp án A và B
- D. Không xác định được
Câu 5: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :
- A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
- B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
- C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý
- D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp - Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý
Câu 6: “Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!”
Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên
- A. Khoai sắn
- B. Tình quê
- C. Thiệt thà
- D. Cả A và C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:
a. “- Bác có thấy con lớn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
b. “- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?”
Câu 2 (2 điểm): Tìm câu mang nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích sau đây. Cho biết nghĩa hàm ẩn đó là gì?
“Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.”