[CTST] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 2: Nghệ thuật tiền sử thế giới về Việt Nam (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 2: Nghệ thuật tiền sử thế giới về Việt Nam sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Màu vẽ được người nguyên thủy sử dụng trong các bức vẽ của mình được làm từ:

  • A. Các loài cây trong tự nhiên
  • B. Các loại bột
  • C. Các loại đá
  • D. Các loại phẩm màu

Câu 2: Ý nào sau đây phản ánh đúng kỹ thuật vẽ của người nguyên thủy?

  • A. Họ có thể khắc hình trên đất sét hoặc vẽ trên giấy với những màu sắc đa dạng, được làm từ các loại đá trong tự nhiên.
  • B. Kỹ thuật vẽ đơn giản, chủ yếu là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng vẫn thể hiện được hình thù của các con vật.
  • C. Các hình vẽ khá thô kệch, thiếu đi sự khéo léo và thường không có màu sắc.
  • D. Kỹ thuật vẽ đơn giản. Họ khắc nét vào vách đá rồi dùng ống thổi màu thành từng mảng, cũng có thể họ dùng tay hoặc ống, que, lông thú để vẽ hoặc sử dụng hình khắc trên đất sét lên để treo.

Câu 3: Theo em, nội dung những bức vẽ thời tiền sử thường phản ánh điều gì?

  • A. Cuộc sống hàng ngày
  • B. Các vị thần mà họ tôn thờ
  • C. Khát vọng hướng tới tương lai
  • D. Tư duy trừu tượng

Câu 4: Ý nghĩa của những bức vẽ thời tiền sử?

  • A. Làm phong phú đời sống tinh thần
  • B. Truyền tải thông tin, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng
  • C. Không có nhiều giá trị
  • D. A và B

Câu 5: Các trường phái nghệ thuật trong mĩ thuật thời tiền sử

  • A. Đã được định hình rõ nét
  • B. Chưa được hình thành
  • C. Bước đầu đã xuất hiện
  • D. Có bước phát triển vượt bậc

Câu 6: Những sáng tạo trong hang động thời tiền sử ngày càng hoàn thiện có ý nghĩa như thế nào đối với mĩ thuật thế giới?

  • A. Là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của người nguyên thủy
  • B. Đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử tiến hóa của xã hội loại người.
  • C. Là những sáng tạo nghệ thuật tiền đề của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và nghệ thuật bích họa của kỷ nguyên mới.
  • D. Là cơ sở hình thành nền mĩ thuật hiện đại.

Câu 7: Quan sát những bức vẽ thời tiền sử, có thể thấy 3 màu chủ đạo được sử dụng là:

  • A. Trắng, xanh, đỏ
  • B. Nâu, Trắng, Xám
  • C. Vàng, đỏ, đen
  • D. Đen, xanh, tím

Câu 8: Ở Việt Nam, các bức họa khắc trên đá thời tiền sử được tìm thấy ở

  • A. Hang Đồng Nội, Hòa Bình
  • B. Hang Sơn Đoòng, Quảng Bình
  • C. Hang Pù Chùa, Tuyên Quang
  • D. A và C

Câu 9: Nghiên cứu nhiều hình vẽ trong nhiều hang động ở Pháp và Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số kỹ thuật vẽ của người nguyên thủy, đó là:

  • A. Kỹ thuật chấm, chấm mờ và đường đơn giản
  • B. Các đường vẽ liền mềm mại, kéo dài
  • C. Các đường nét trạm trổ khéo léo
  • D. Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo

Câu 10: Các họa tiết trang trí có thể sử dụng trên các sản phẩm thời trang là:

  • A. Các họa tiết thổ cẩm, cỏ cây, hoa lá
  • B. Chữ, tranh tĩnh vật
  • C. Các hình vẽ thời tiền sử
  • D. Bất cứ hình thù gì mà người thiết kế cho là đẹp và phù hợp

Câu 11: Vai trò của các họa tiết trang trí đối với sản phẩm thời trang

  • A. Làm cho các sản phẩm thời trang trở nên sinh động, bắt mắt
  • B. Mang đến một thông điệp có ý nghĩa
  • C. Tăng thêm sự độc đáo cho sản phẩm thời trang
  • D. Cả A, B, C

Câu 12: Các ý tưởng trang trí được tạo ra nhờ:

  • A. Các hình mẫu có sẵn
  • B. Sự sáng tạo của người thiết kế
  • C. Các dấu ấn trong lịch sử
  • D. Ý kiến khác

Câu 13: Các hình thức bố cục của họa tiết trang trí:

  • A. Bố cục cân đối và bố cục tự do
  • B. Bố cục hình vuông, hình tam giác, hình tròn
  • C. Bố cục xa - gần
  • D. Bố cục chính - phụ

Câu 14: Đồng phục là gì?

  • A. Những trang phục có họa tiết hoàn toàn giống nhau nhưng có thể khác nhau về chất liệu
  • B. Các bộ trang phục giống nhau và được mặc bởi các thành viên của một tổ chức khi tham gia các hoạt động trong tổ chức đó theo quy định, nội quy của tổ chức.
  • C. Những bộ trang phục có màu sắc giống nhau
  • D. A và C

Câu 15: Màu sắc của họa tiết trang trí cần:

  • A.Hài hòa với màu sắc của trang phục
  • B. Hoàn toàn nổi bật
  • C. Độc và lạ, thể hiện cá tính của người mặc
  • D. Không cần tuân theo nguyên tắc nào

Câu 16: Nên lựa chọn họa tiết trang trí như thế nào?

  • A. Phù hợp với độ tuổi, giới tính
  • B. Có giá trị thẩm mĩ
  • C. Càng nổi bật càng tốt
  • D. A và B

Câu 17: Vị trí đặt các họa tiết trang trí trên sản phẩm thời trang

  • A. Ở trung tâm bộ trang phục
  • B. Ở những vị trí dễ nhìn thấy trên trang phục
  • C.Tùy vào ý tưởng thiết kế của nhà tạo mẫu
  • D. A và C

Câu 18: Đâu không phải tên một loại họa tiết trang trí

  • A. Thổ cẩm
  • B. Hoa lá, chim muông
  • C. Chân dung
  • D. Lụa

Câu 19: Việc lựa chọn họa tiết trang trí không phụ thuộc vào yếu tố:

  • A. Khí hậu
  • B. Chất liệu vải
  • C. Sở thích cá nhân
  • D. Hoàn cảnh sử dụng

Câu 20: Xu hướng trang trí nào đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay?

  • A. In hình trang trí theo yêu cầu
  • B. In hình động vật
  • C. Trang trí phong cảnh thiên nhiên
  • D. In hình 3D

Câu 21: Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí trang phục cho trẻ em?

  • A. Phong cảnh thiên nhiên
  • B. Các hình thù ngộ nghĩnh, các nhân vật hoạt hình,…
  • C. Thổ cẩm
  • D. Tranh trừu tượng

Câu 22: Trang phục thường được lựa chọn sử dụng trong các dịp lễ, Tết có đặc điểm gì?

  • A. Chủ yếu sử dụng những gam màu lạnh
  • B. Thiết kế kiểu cách, rườm rà
  • C. Có màu sắc nổi bật, thường là những gam màu nóng.
  • D. Trang trí tỉ mỉ, nhiều họa tiết

Câu 23: Đâu không phải tên một thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới?

  • A. Chanel
  • B. Luis Vuitton
  • C. Prada
  • D. Mercedes

Câu 24: Đâu không phải một nguyên tắc của bố cục trang trí:

  • A. nguyên tắc nhắc lại
  • B.nguyên tắc phối màu
  • C. nguyên tắc đăng đối
  • D. nguyên tắc phá thế

Câu 25:Túi giấy đựng quà thường có các hình dạng như thế nào?

  • A. Hình trụ tròn
  • B. Hình hộp chữ nhật
  • C. Hình tam giác
  • D. Hình lục giác

Câu 26: Sắp xếp các bước thiết kế túi giấy theo trình tự phù hợp

1. Xây dựng ý tưởng

2. Cắt, gấp, dán hoàn thiện sản phẩm

3. Triển khai bản vẽ kĩ thuật

4. Phác thảo, xác định kiểu dáng, kích thước túi

  • A. 3 – 1 – 4 – 2
  • B. 1 – 2 – 4 – 3
  • C. 3 – 2 – 1 – 4
  • D. 1 – 4 – 3 – 2

Câu 27: Qui trình thiết kế các sản phẩm công nghiệp gồm mấy bước?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 28: Để thiết kế được một sản phẩm có giá trị sử dụng, người thiết kế cần hiểu rõ

  • A. Mục đích sử dụng của sản phẩm
  • B. Đối tượng sử dụng sản phẩm
  • C. Cấu tạo, nguyên lí vận hành của sản phẩm
  • D. Cả A, B, C

Câu 29: Chất liệu nào sau đây giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường?

  • A. Vải, giấy
  • B. Nhựa
  • C. kim loại
  • D. Da

Câu 30: Những loại vật liệu nào sau đây có thể chống nước?

  • A. Plastic
  • B. Giấy
  • C. Vải
  • D. Cả A, B, 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ