Câu 1: Để tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội, yếu tố chính cần thể hiện là:
- A. Hình tượng các nhân vật
- B. Cảnh vật xung quanh phù hợp với hình tượng nhân vật
- C. Cốt chuyện xoay quanh các nhân vật
-
D. A và B
Câu 2: Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được:
- A. thông điệp của tác phẩm, cảm xúc của tác giả
- B. giá trị nhân văn của mỗi hoạt cảnh
-
C. nét văn hóa trong các hoạt động của con người
- D. Cả A, B, C
Câu 3: Hoạt cảnh là gì?
- A. Hoàn cảnh diễn ra sự việc, có sự tham gia của các nhân vật
-
B. Cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc
- C. Không gian sân khấu, dựng lại hoàn cảnh diễn ra sự việc
- D. Là một phân đoạn trong một vở diễn sân khấu
Câu 4: Một lễ hội truyền thống thường bao gồm mấy phần?
- A. 3 phần: phần lễ, phần hội, phần trò chơi dân gian
-
B. 2 phần: phần lễ và phần hội
- C. 2 phần: phần hội và phần trò chơi
- D. Không có khung chương trình rõ ràng
Câu 5: Đặc điểm thường thấy của một lễ hội ngoài thực tế là:
-
A. Đông vui, náo nhiệt
- B. Thưa thớt, yên ắng
- C. Ồn ào, chen lấn
- D. Lộn xộn, đông đúc
Câu 6: Đâu không phải một hoạt động cần thiết để tạo ra hoạt cảnh?
- A. Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật
-
B. Nghiên cứu tính cách nhân vật
- C. Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo mô hình hoạt cảnh
- D. Thêm chi tiết và hoàn thiện mô hình hoạt cảnh
Câu 7: Loại cờ nào thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam?
- A. Cờ vua
- B. Quốc kỳ
-
C. Cờ ngũ sắc
- D. Không sử dụng cờ
Câu 8: Việc khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo mĩ thuật là:
-
A. Khai thác vẻ đẹp tạo hình được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
- B. Khai thác vẻ đẹp nội dung ẩn sau bên trong, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 9: Để dựng được một hoạt cảnh ngày hội đẹp, cần chú ý các tiêu chí nào sau đây?
- A. Hình khối nhân vật cân đối, màu sắc hài hòa
- B. Tỉ lệ người và cảnh phải phù hợp, tránh đặt quá nhiều hoặc quá ít người trong một hoạt cảnh.
- C. Cảnh được dựng phải liên kết với hình tượng nhân vật.
-
D. Cả A, B, C
Câu 10: Màu sắc thường được sử dụng để tạo ra hoạt cảnh ngày hội là:
-
A. Các màu sắc tươi sáng
- B. Các gam màu trầm
- C. Các màu sắc tương đồng
- D. Theo lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả
Câu 11: Có thể chọn vị trí dựng hoạt cảnh như thế nào?
- A. Ở trong nhà
- B. Ở ngoài trời
- C. Không cần xác định
-
D. A và B
Câu 12: Hoạt cảnh được dựng cần phải:
- A. Có tính sáng tạo cao
-
B. Phù hợp với hoạt động của nhân vật
- C. Có màu sắc đa dạng
- D. Cả A, B, C
Câu 13: Các nhân vật 3D được tạo từ dây thép có thể sử dụng để kể chuyện thông qua:
- A. Sân khấu kịch rối
- B. Làm phim hoạt hình
-
C. A và B
- D. Loại hình sân khấu khác
Câu 14: Theo em, với hình tượng các nhân vật cởi trần, đóng khố, em có thể tạo cảnh vật như thế nào cho phù hợp?
-
A. Tạo cảnh lễ hội cồng chiêng bên đống lửa
- B. Tạo cảnh sân đình, giếng nước, gốc đa
- C. Tạo cảnh ngôi nhà nông thôn Bắc bộ xưa
- D. Cả 3 phương án trên đều không phù hợp
Câu 15: Dựng hoạt cảnh ngày hội là một ứng dụng của
-
A. Tạo hình 3D
- B. Hòa sắc trong hội họa
- C. Sắp xếp mẫu vật
- D. A và C
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về màu sắc lễ hội trong thiết kế mĩ thuật:
- A. Biết khai thác hợp lí vẻ đẹp trong mĩ thuật truyền thống giúp cho sản phẩm mĩ thuật hấp dẫn hơn.
- B. Việc khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo mĩ thuật chính là khai thác vẻ đẹp tạo hình được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
-
C. Cờ ngũ sắc thường được sử dụng trong lễ hội và vận dụng vào trong các thiết kế mĩ thuật. Ba màu trên lá cờ tương ứng với ba vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa phương Đông.
- D. Có thể sử dụng hình ảnh lễ hội hoặc hình ảnh màu cờ lễ hội để thiết kế mĩ thuật.