1. Chọn câu trả lời đúng đề điền vào chỗ trống trong câu sau:
Bên cạnh chức năng (1) ... cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng (2) ... các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.
a. (1) nhấn mạnh ý nghĩa — (2) bổ sung thông tin
b. (1) bổ sung ý nghĩa — (2) liên kết
c. (1) bổ sung chỉ tiết — (2) kết hợp
đ. (1) cung cấp thông tin — (2) nhấn mạnh
Trả lời:
- Chọn đáp án b
2. Cho các cặp cầu sau đây:
a1. Người anh lấy vợ.
a2. Ít lâu sau, người anh lấy vợ.
b1. Người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.
b2. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.
c1. Hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.
c2. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.
- Em hãy chỉ ra sự khác nhau ở từng cặp câu trên.
- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?
Trả lời:
- Sự khác nhau giữa ở từng cặp câu trên: Câu a2, b2, c2 trong mỗi cặp câu có thêm thành phần trạng ngữ.
- Tác dụng của phần trạng ngữ:
- Bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu.
- Làm cho ý nghĩa của các câu trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.
3. Cho hai đoạn văn sau:
a. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.
b. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bẻn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đây túi mang về. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bỏ, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.
- Em hãy so sánh xem có gì khác nhau giữa hai đoạn văn.
- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?
- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong đoạn văn?
Trả lời:
- Sự khác nhau giữa hai đoạn văn: ở đoạn b có thêm thành phần trạng ngữ trong câu thứ 2: “Từ khi trở nên giàu có”.
- Tác dụng phần trạng ngữ trong câu văn:
- Bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra ở câu 2: khi giàu thì anh mới làm nhà cửa, tậu ruộng vườn,…
- Làm cho câu 2 có nghĩa rõ ràng và đầy đủ hơn: thể hiện sự giàu có của anh.
- Tác dụng phần trạng ngữ trong đoạn văn:
- Liên kết chặt chẽ hơn về mặt nội dung của câu 1 và câu 2, thể hiện sự việc của câu 2 diễn ra sau câu 1.
- Làm sáng và rõ ý nghĩa của đoạn văn.
4. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn sau bằng cách thêm các trạng ngữ cho sẵn vào chỗ trồng: sau đó, trên các nẻo đường, ít lâu sâu.
(a)..........., nhà vua mở hội luôn mây đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô mức đi xem. (b)..............., quần áo mớ ba mớ bảy dập đìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quân áo đẹp để đi trầy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. (c.) ............, mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm …
Em có nhận xét gì về ý nghĩa của câu văn, đoạn văn sau khi đã thêm các trạng ngữ?
Trả lời:
(a) Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mây đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô mức đi xem. (b) Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập đìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quân áo đẹp để đi trầy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. (c.) Sau đó, mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm …
* Nhận xét ý nghĩa của câu văn, đoạn văn sau khi đã thêm các trạng ngữ:
- Đối với câu văn: làm cho câu văn đầy đủ thông tin, ý nghĩa câu trở lên rõ ràng.
- Đối với đoạn văn:
- Các câu văn trong đoạn được liên kết chặt chẽ hơn
- Khi thêm trạng ngữ sẽ giúp các câu văn có đủ các thông tin về thời gian, nơi chốn.
- Ý nghĩa của đoạn văn trở nên sáng rõ hơn.
5. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo về lần làm quen với các bạn mới tại trường cấp 2
Sau một kì nghỉ hè dài thì cũng bắt đầu bước vào lớp 6, bước vào một môi trường học mới với nhiều bạn mới. Buổi đầu tiên đến lớp là một ngày trời nắng đẹp, em đến lớp học và xung quanh đa số là các bạn mới. Ở lớp học này, em được làm quen với Chi - một người bạn vô cùng tuyệt vời. Điều mà em đặc biệt ấn tượng ở Chi chính là nụ cười tỏa nắng. Chi cùng em ngồi cạnh nhau và cười nói với nhau dù chỉ là lần gặp đầu tiên. Kể từ ngày hôm ấy, em và Chi ngồi gần nhau, cùng nhau học tập, giúp đỡ nhau trong học tập suốt năm học lớp 6. Tình bạn tuyệt vời ấy của chúng em cứ thế mà bền vững theo thời gian.
* Trạng ngữ:
- Ở lớp học này,…
- Kể từ ngày hôm ấy,…
=> Tác dụng: giúp các câu văn trước sau trong đoạn được liên kết chặt chẽ hơn.