1. Từ mượn là gì?
Trả lời:
Từ mượn là những từ mà tiếng Việt mượn từ ngôn ngữ nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt.
2. Khi sử dụng từ mượn trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi sử dụng từ mượn, cần tránh lạm dụng. Chỉ nên dùng từ mượn trong trường hợp tiếng Việt không có từ tương đương để biểu đạt.
3. Em hãy chỉ ra từ mượn gốc Hán và từ mượn gốc ngôn ngữ phương Tây trong đoạn trích sau:
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dần người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân. Nhưng càng kết nồi, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm cluing ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã.
(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2015)
Trả lời:
Các từ mượn trong ngữ liệu:
- Từ mượn gốc Hán: bản thân, cô đơn, tương tác.
- Từ mượn gốc ngôn ngữ phương Tây: smartphone, online, like.
4. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông mình, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.
b. Người quân tử học để thành danh, thĩnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức.
c. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.
d. Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô.
Trả lời:
Giải thích nghĩa:
- Thông minh: có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh.
- Tư chất: tính chất vốn có của một người.
- Thành danh: dựng nên tên tuổi.
- Thỉnh giáo: xin người ta dạy bảo.
- Tri thức: những điều người ta vì kinh nghiệm và học tập mà biết, hay vì lí trí và cảm xúc mà biết.
- Quan điểm: điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó.
- Thế giới: Trái Đát, bề mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống.
- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vị phạm hoặc xúc phạm đến.
- Tích cực: tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến động theo hướng phát triển.
5. Tìm các từ ghép có các yếu tố gốc Hán trong bảng sau và giải thích ý nghĩa của các từ đó:
STT | Yếu tố | Từ ghép gốc Hán |
1 | thủy (nước) | thủy triều,... |
2 | vô (không) | vô biên,... |
3 | đồng (cùng) | đồng niên,... |
4 | gia (thêm vào) | gia vị,... |
5 | giáo (dạy bảo) | giáo dục,... |
Trả lời:
Các từ ghép có yếu tố gốc Hán:
STT | Yếu tố | Từ ghép gốc Hán |
1 | thủy (nước) | thủy triều, thủy thủ, thủy quân |
2 | vô (không) | vô biên, hư vô |
3 | đồng (cùng) | đồng niên, đồng nghiệp |
4 | gia (thêm vào) | gia vị, gia đình |
5 | giáo (dạy bảo) | giáo dục, giáo án |
Giải thích nghĩa:
STT | Từ | Ý nghĩa |
1 | Thủy triều |
Hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần trongngày, chủ yếu do sức hút của mặt trăng và mặt trời. |
2 | Vô biên | Rộng lớn đến mức như không có giới hạn. |
3 | Đồng niên |
Cùng tuổi |
4 | Gia vị |
Thứ cho thêm vào món ăn để tăng mùi vị. |
5 | Giáo dục |
Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tỉnh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. |
6 | Đồng nghiệp | Làm cùng ngành, cùng cơ sở, cùng công ty |
6. Đặt câu với hai từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.
Trả lời:
Đặt câu:
- Trẻ em cần được giáo dục trong một môi trường học tập tốt.
- Tôi và Hiền là bạn đồng niên.