[CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương (Tiếng Việt)

Giải SBT Văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương (Tiếng Việt) sách "Chân trời sáng tạo". ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

 

1. Thế nào là từ đồng âm? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ.

Trả lời:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

- Ví dụ: 

+ “chân bàn” và “chân chất”

+ “cầu thủ” và “cầu may”

2. Thế nào là từ đa nghĩa? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ.

Trả lời:

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. 

  • Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở đề hình thành các nghĩa khác. 
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa góc.

- Ví dụ:

+ “Đi”: Ngoài chỉ sự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng bước chân, từ “đi” cũng có nghĩa là chết.

+ “Nhạt”: Chỉ độ mặn thấp hơn so với khẩu vị bình thường của đồ ăn hoặc thức uống, hoặc chỉ độ đậm của màu sắc, hoặc chỉ sự ít gây hứng thú, hấp dẫn của một trò chơi hay câu chuyện nào đó.

3. Đọc các câu sau:

- Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt,

Con thân yêu người bạn nhỏ của cha

- Rửa tay rửa mặt, rồi ăn cơm con nhé.

a. Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong hai ví dụ trên.

b. Nghĩa của từ “mặt” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

c. Từ “mặt” trong hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?

Trả lời:

a. Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt

=> Nghĩa của từ “mặt”: tụ họp, gặp lại nhau sau nhiều ngày xa cách.

    Rửa tay rửa mặt, rồi ăn cơm con nhé

=> Nghĩa của từ “mặt”: bộ phận trong cơ thể người, phần trước của đầu người, từ trán đến cằm.

b. Nghĩa của từ “mặt” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau.

c. Từ “mặt” trong hai ví dụ trên là một từ đa nghĩa.

4. Đọc câu sau và thực hiện các yêu câu:

- Con ngựa đá1, con ngựa đá2

a. Giải thích nghĩa của từ “đá1” và “đá2” trong câu trên.

b. Từ “đá” trong câu trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm? Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

Trả lời:

a. Giải thích nghĩa:

- Từ “đá1”: chất rắn, cứng, chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái Đất, thường thành từng tảng, từng hòn.

- Từ “đá2”: đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa.

b. Từ “đá” trong câu trên là hai từ đồng âm. Vì nghĩa của 2 từ “đá” trong hai câu trên là hoàn toàn không liên quan nhau.

5. Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Mồm bò1 không phải là mồm bò2 mà lại là mồm bò3

Đố là con gì?

a. Giải thích nghĩa của các từ “bò” trong câu đố trên.

b. Theo em, câu đố nói đến con vật nào?

c. Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, em hãy chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.

Trả lời:

a. Giải thích các từ “bò”

- Từ “bò1”: di chuyển thân thể một cách chậm chạp, ở tư thế nằm sấp, bằng cử động đồng thời của cả tay và đầu gối.

- Từ “bò2”: động vật nhai lại, chân có hai móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường vàng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa.

- Từ “bò3”: mọc vươn dài ra dần dần, thân bám sát vào bề mặt vật nào đó.

b. Câu đố nói đến con ốc sên.

c. Điểm thú vị trong câu đó trên

6. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng từ đa nghĩa.

Trả lời:

Bài tham khảo

      “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. Thật vậy, gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình mang đến những cơ sở để hình thành nên cuộc sống tinh thần và điều kiện để làm nên vật chất chất. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Tình yêu thương từ gia đình có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự nâng đỡ cho chúng ta trong cuộc sống. Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Khi em và mọi người được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, mọi người sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, trẻ em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Chúng ta sẽ đi trên con đường dễ dàng hơn nếu có được tình yêu thương của cha mẹ, có được sự động viên từ những người thân trong gia đình. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Nói tóm lại, tình cảm gia đình vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất mà con người cần được có. 

* Từ đa nghĩa: từ "đi"

  • "mất đi": mất một thứ gì đó
  • "đi trên con đường": tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

GIẢI SBT NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

 
 
 
 

GIẢI SBT NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

 
 
 
 

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ