Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy mô tả cấu trúc thành Cổ Loa? 

Câu 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ như thế nào? 

Câu 3: Nhà nước Âu Lạc đã có những thay đổi gì từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Mô tả cấu trúc thành Cổ Loa:

- Là một khu thành đất rộng lớn được vua An Dương Vương cho xây dựng ở kinh đô Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.

- Thành có ba vòng khép kín (thành Ngoại, thành Trung và thành Nội) với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao khoảng 5 - 10 m, chân thành rộng từ 10 - 12 m.

- Các thành đều có hào bao bọc xung quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.

- Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của nhà vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Trong thành có lực lượng quân đội mạnh gồm 2 bộ phận: thủy binh và bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ.

- Sự phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang trên lĩnh vực tổ chức, quản lí nhà nước.

- Nhà nước Âu Lạc rất chú trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là “quân thành”, là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc.

- Đây là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

Câu 2: 

Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc:

- Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc đã chiến đấu anh dũng, với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà giả vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Triệu Đà tiếp tục đem quân xâm lược lần nữa. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Câu 3: 

Những thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I

- Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân và sau đó nhà Hán chia nước ta thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, xóa bỏ tên nước ta đưa quan lại người Hán sang cai trị, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú, dưới quận là huyện, do các Lạc tướng cai quản như trước.

- Chính quyền đô hộ ra sức cướp đất, bóc lột và áp bức nhân dân ta một cách tàn bạo. Chúng lại đưa một số người Hán sang sinh sống trên đất nước ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục, tập quán của chúng.

- Ách đô hộ tàn bạo càng tăng lên khi tên Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ (năm 34). Ý chí đấu tranh chống ách xâm lược của nhân dân ta ngày càng dâng cao.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 chân trời bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy nêu những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? 

Câu 2: Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam như thế nào? 

Câu 3: Em hãy cho biết nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN? 

Câu 4: Các nền văn hóa lớn ở nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN được hình thành như thế nào? 

Câu 5: Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta cuối thời nguyên thủy như thế nào? 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết những đổi mới của xã hội nước ta cuối thời nguyên thủy? 

Câu 2: Trình bày sự ra đời của nhà nước Văn Lang? 

Câu 3: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? Kể tên 15 bộ của nhà nước Văn Lang? 

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến? 

Câu 5: Nguyên nhân An Dương Vương đặt tên nước Âu Lạc là gì? Em hãy nêu những thay đổi của nước Âu Lạc. 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? 

Câu 2: Em biết gì về “nỏ thần” được An Dương Vương sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ