1. SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ
- Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì: họ đã quen với “nhịp điệu” của thiên nhiên. Họ ra khơi vào chiều muộn và trở về với thuyền đầy ắp cá vào sáng sớm hôm sau.
- Từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày và sự hiểu biết về kiến thức địa lí, cha ông ta đã đúc kết, rút ra được những bài học kinh nghiệm và thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” hay “Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”...
2. VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG
- Tiu-li Xmit đã tránh được sóng thân nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí :
+ Cô bé đã phát hiện những thay đổi kì lạ của biển, bài học về thảm họa sóng thần trong giờ địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé.
+ Cô bé phát hiện: đại dương nổi lên một cơn sóng trắng rất lớn, nước biển đột nhiên rút xuống để lộ ra khoảng trống lớn, bong bóng sủi lên. Đây là dấu hiệu của sóng thần. Cô bé đã nhờ cha mẹ liên lạc với nhân viên bờ biển nhanh chóng yêu cầu du khách rời đi.
- Vai trò của kiến thức Địa lí trong cuộc sống:
+ Giúp HS có cơ hội hiểu thêm về thế giới, những thách thức mà thế giới phải đối mặt.
+ Nội dung từng bài học sẽ hướng HS tìm hiểu về các quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng địa lí, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường,...
+ Giúp HS phát triển nhiều kĩ năng như sử dụng bản đồ và xác định phương hướng, phân tích và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề,...
+ Đặc biệt, Địa lí còn giúp HS trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
3. TẦM VAI TRÒ CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
- Việc nắm được các khái niệm và kĩ năng địa lí là rất cần thiết và hữu ích.
+ Giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu....
+ Hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường....
+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...
- Ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống: Nơi vùng lạnh giá, con người (E-xki-mô) đã tìm cách thích nghỉ bằng việc dùng vật liệu làm nhà bằng băng (vật liệu sẵn có) để chống chọi lại cái lạnh.