BÀI 15: DỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC
1. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
Người Văn Lang, Âu Lạc |
Ăn |
Mặc |
Ở |
Đi lại |
- Thức ăn chính là cơm tẻ, cơm nếp với thịt, cá, cua, ốc, rau, dưa, cà.., biết dùng gia vị, làm bánh, nấu rượu,... - Trong bữa ăn có mâm, bát, muôi,... |
Nữ mặc váy, nam đóng khố, đi chân đất. Khi có lễ hội, nữ mặc áo và váy đài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chìm, đeo trang sức,... |
Họ làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông để tránh thú dữ. Nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui làm bằng gỗ, tre, nứa, lá,... |
Người dân Văn Lang sống ven các dòng sông lớn, phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền. |
2. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời... Người chết được chôn cắt trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây. Mộ của người giảu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
- Có khiếu thẩm mĩ riêng như nhuộm răng đen, xăm mình, không chỉ để tránh bị thuỷ quái làm hại mà còn là một cách làm đẹp; phong tục này được duy trì cho đến thể kỉ XIII - XIV.
- Trong những ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng.