BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển:
+ Bầy người nguyên thủy
+ Công xã thị tộc
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
2. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY
a. Lao động và công cụ lao động
- Sự phát triển của công cụ đá: Từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước (dùng để cắt gọt) dần dần họ biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, họ cũng biết sử dụng cung tên trong săn bắt động vật.
- Vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy: Nhờ lao động và cải tiến công cụ lao động, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình
b. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi
- Những nét chính về đời sống nguyên thủy ở Việt Nam:
+ Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Họ di chuyển đến những khu rừng để tìm kiếm thức ăn. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
+ Người nguyên thủy sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, tiến bộ, thể hiện ở điểm:
+ Đã có tục chôn cất người chết. Nhiều mộ táng có chôn theo cả công cụ lao động.
+ Đã biết sử dụng đó trang sức, biết dùng màu, vẽ lên người để hoá trang hay làm đẹp.
+ Đặc biệt, họ đã biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh.