BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Vùng cư chú chủ yếu của cư dân Trung Quốc cổ đại: trung và hạ lưu Hoàng Hà. Về sau mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
∙ Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
∙ Vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
∙ Trên vùng đất màu mỡ của hai con sông, những nhà nước cổ đại đầu tiền của Trung Quốc đã ra đời.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.
2. QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT VÀ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN DƯỚI THỜI TẦN THỦY HOÀNG
a. Sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ của nhà Tần
- Những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng:
+ Trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang khi đó tồn tại hàng trăm tiểu quốc. Giữa các nước thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.
+ Đến cuối thời nhà Chu, Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước (Yên, Triệu, Ngụy, Hán, Sở, Tề), thống nhất Trung Quốc.
- Tần Doanh Chính thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì: nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất
- Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rất nhiều. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là do quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại.
b. Những biện pháp thống nhất toàn diện Trung Quốc
- Những biện pháp mà Tần Thủy Hoàng đã thực hiện để thống nhất toàn diện Trung Quốc:
+ Quân sự: chấm dứt chiến tranh liên miên, thống nhất lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ.
+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa.
+ Văn hoá: thống nhất chữ viết tạo thuận lợi cho giao lưu tiếp xúc giữa các vùng miền.
c. Những giai cấp mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành
- Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp: Quý tộc, quan lại; nông dân công xã.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm giai cấp:
+ Địa chủ được hình thành từ giai cấp quý tộc quan lại (do chiếm được nhiều ruộng đất) và một bộ phận nông dân công xã (do giàu có).
+ Nông dân lĩnh canh (tá điền) được hình thành từ giai cấp nông dân công xã (do bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng để canh tác).
- Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở bóc lột bằng nạp tô.
3. TỪ NHÀ HÁN, NAM – BẮC TRIỀU ĐẾN NHÀ TÙY
- Từ sau thời nhà Tần, xã hội Trung Quốc thời kì này gắn liền với những triều đại: Hán, Tam quốc, Tần, Nam - bắc triều, Tùy.
+ Triều đại kéo dài nhiều nhất: nhà Hán.
+ Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Tùy
- Đặc điểm nổi bật của thời kì này: Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ chia rẽ. Các triều đại phong kiến liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
4. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC
- Nho gia: là trường phái tư tưởng nổi bật nhất Trung Quốc, nhấn mạnh tôn ti trật tự, bổn phận phục tùng tuyệt đối của kẻ dưới với bề trên.
- Chữ viết: chữ tượng hình. Chữ được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau khắc trên chuông,đỉnh đồng (kim văn) và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc.
- Văn học: cổ nhất làKinh Thi, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khôtng Tử sưu tập và chỉnh lí. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên được xem là công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại.
- Y học: cách chữa bệnh bằng thảo dược châm cứu, bấm huyệt.
- Kĩ thuật: phát minh thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, làm giấy,...
- Kiến trúc: các cung điện, lăng tẩm nguy nga, lộng lẫy, đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành.